Thứ Bảy, 5 tháng 5, 2018

CHƯƠNG I: 1818 - 1843. Phần 2


2. ANH SINH VIÊN Ở BON

       Vào giữa tháng mười 1835, Các Mác rời thành phố Tơ-ria, xuôi dòng sông Ranh và Mô-den bằng tầu thủy, đi Bon. Theo ý muốn của cha, Mác phải nghiên cứu luật học ở đó.
Thành phố Bon to hơn Tơ-ria một ít. Cuộc sống ở đây hoàn toàn do trường Đại học tổng hợp với 700 sinh viên của nó chi phối. Trường Đại học tổng hợp đã làm cho Bon trở thành trung tâm tinh thần của tỉnh Ranh nước Phổ, nhưng đã có những bóng đen u ám bao phủ lên đời sống tinh thần ở Bon, cũng như trên toàn nước Đức.
       Nếu vào đầu những năm 30, cuộc cách mạng tháng Bảy ở Pa-ri đã khơi dậy trong nhân dân Đức những niềm hy vọng mới là sự thống trị phong kiến sắp kết thúc, thì chẳng bao lâu sau đó, những ước mơ này đã phải tiêu tan. Và mặc dầu ở vương quốc Xắc-xơn, ở đại công quốc Ghéc-xen, ở công quốc Bơ-ra-un-sơ-vich và những nơi khác, tình hình đã tiến tới khởi nghĩa vũ trang, trong đó có cả những người tiểu tư sản, nông dân và sinh viên, và đặc biệt là nhiều thợ học việc tham gia; mặc dầu trong nhiều cuộc biểu tình, trước hết trong cuộc biểu tình ngày 27 tháng Năm 1832 ở lâu đâì Hăm-bắc tại Pơ-phan-xơ, các đại biểu của giai cấp tư sản tiến bộ đã đòi phải có “một Tổ quốc Đức tự do”, song phong trào này vẫn tản mạn và không có một sự lãnh đạo kiên quyết và tập trung. Bọn phản động lại truy nã tất cả những tất cả những gì tỏ ra có xu hướng tiến bộ và tự do. Hàng ngàn người dân chủ trung thực bị bắt vào tù hoặc bị trục xuất ra khỏi đất nước. Chế độ kiểm duyệt ngày càng ngặt nghèo hơn, mọi cuộc hội họp của quần chúng đều bị cấm đoán, những người đeo quân hiệu đen – đỏ - vàng – tượng trưng cho nền cộng hòa dân chủ - đều bị trừng phạt theo pháp luật. Các Nhà nước trong Liên bang Đức nhận trao trả cho nhau tất cả những người cư trú chính trị; số lượng báo chí bị hạn chế, tất cả mọi tổ chức chính trị đều bị cấm. Các sinh viên tiến bộ, các đoàn viên thanh niên lên tiếng đòi cải cách dân chủ và thống nhất quốc gia Đức, đều bị theo dõi, đánh đập và bị bắt giam.
       Khi Mác đến Bon thì các vụ lùng sục và theo dõi của cảnh sát đang sôi động. Thay vào đoàn thanh tiên là các tổ chức sinh viên trung lập về chính trị gọi là các hội đồng hương, gồm toàn sinh viên cùng một đia phương. Mác gia nhập hội đồng hương của mình, và đến học kỳ sau thì được bầu vào chủ tịch đoàn của hội đồng hương Tơ-ria.
       Mác bắt tay vào học tập rất hăng say. Anh sinh viên ấy ghi tên nghe giảng đến chín môn, chủ yếu về những vấn đề luật học và cả văn học, lịch sử, nghệ thuật và văn hóa, đến nỗi bố phải cho anh: “Theo ý cha thì chín môn hơi nhiều đấy. Cha muốn là con đừng học quá sức chịu đựng của mình về tinh thần và thể xác. Nhưng nếu con thấy như vậy không vất vả quá thì cũng được. Biển học thì mênh mông, mà thời gian thì có hạn”.[1]
       Mác không thấy khó. Nhưng chẳng bao lâu Mác hiểu là phần lớn những khóa học này không đáp ứng yêu cầu của Mác. Vì thế, Mác ít đi nghe giảng hơn và bắt đầu học theo chương trình của mình định ra. Và sau này, ở Béc-lin, cách học đó đã trở thành phương pháp học tập căn bản của Mác.
       Qua thư từ của bố, người ta thấy rõ anh sinh viên trẻ tuổi này hoàn toàn không phải là một con mọt sách. Cuộc sống ở Bon giàu màu sắc, hình vẻ lãng mạn đọc đáo, đến nỗi Mác cũng bị cuốn vào cơn xoáy lốc đó. Trong cuộc đời sinh viên, đôi khi cũng có những chất men say vui vẻ. Mác, cũng như những người quê ở thung lũng Mô-den, không phải là người tuyệt đối không uống rượu. Thí dụ, vào tháng Sáu 1836 Mác đã bị ban giám hiệu phạt giam một ngày vì say rượu và phá rối yên tĩnh ban đêm. Thực ra, sự trừng phát đó không có gì là quá nghiên khắc, bởi vì các bạn vẫn được vào thăm, và do đó cuộc vui vẫn cứ tiếp tục ngay cả ở trong phòng giam. Tất nhiên, cuộc đời sinh viên không phải có hát hò và tiệc tùng. Không phải tất cả ác sinh viên xuất thân từ môi trường tư sản đều ngoan ngoãn chịu đựng mọi sự hoạnh họe của bọn cảnh sát và sự kênh kiệu của các sinh viên quý tộc. Nhiều người đã phản kháng, họ đáp lại sự thô bạo của con cái bọn đại địa chủ quý tốc bằng sự nhạo báng, đôi khi bằng qua đấm hay thanh gươm. Anh thanh niên Mác cũng thuộc số người như vậy. Mác không những chỉ gia nhập nhóm các nhà thơ trẻ - mà ở đây chắc chắn còn có những mục đích chính trị ẩn sau những hoài bão văn học – mà còn đấu súng, hình như với một tên thuộc dòng dói quý tộc nào đó, vào tháng Tám 1836.
       Ông bố lo lắng về tình hình đó và đã báo cho ban giám hiệu trường Đại học tổng hợp là con trai ông sẽ học tiếp ở Béc-lin, ngay từ khi Mác chưa học hết năm thứ nhất ở Bon.

3. CHINH PHỤC TRÁI TIM CÔ GÁI KHÁC THƯỜNG

       Nếu vào năm 1835 anh thanh niên đang chuẩn bị làm sinh viên, tò mò và nóng lòng chờ đợi một cuộc sống mới, tự lập ở Bon, không xa thành phố quê hương bao nhiêu, thì bây giờ trước chuyến đi Béc-lin, mọi sự lại khác hẳn. Lần này, việc từ biệt thành Tơ-ria đối với Mác rất nặng nề, bởi vì Mác phải xa cách lâu dài con người mà Mác yêu thương với tất cả tâm hồn.
       Tình bạn và cảm tình giữa Mác và Gien-ni phôn Vét-pha-len đã ngày càng trở nên đậm đà và chuyển thành tình yêu sâu sắc. Gien-ni không những có một sắc đẹp tuyệt vời, mà còn có một bản lĩnh và trí óc thông minh khác thường. Cuối mùa hạ năm 1836, khi còn ở nhà bố mẹ, Mác đã cầu hôn với người yêu. Gien-ni hứa hôn với Mác. Khi đó Mác vừa mười tám. Đối với quan điểm đạo đức thời bấy giờ thì việc này thật là lạ, chưa từng có. Một cô gái quý tộc trẻ trung, “nữ hoàng của các vũ hội”, người đẹp nhất thành Tơ-ria, có rất nhiều chàng trai theo đuổi và có khả năng lấy được “một đám khá giả”, thế mà lại dám hành động trái với mọi khái niệm cổ truyền của xã hội phong kiến và tư sản, đem gửi gắm tấm thân cho con trai một nhà tư sản mà không cho bố mẹ biết, cũng không hề đắn đo suy nghĩ về cái gì sẽ đến với cô trong cuộc sống tương lai bên cạnh Mác, Mác và Gien-ni cũng tự cảm thấy – trong niềm hạnh phúc chứa chan – là hành động của mình thật khác thường. Bởi vì hiện giờ, Mác chưa thể nghĩ đến chuyện nói chính thức với vị cố vấn chính phủ Phôn Vét-pha-len về việc cầu hôn Gien-ni. Vì thế, lúc đầu chỉ có cho Mác biết việc này. Hai cha con tin rằng ông Hen-rich Mác sẽ chuẩn bị được tinh thần cho bố mẹ Mác để hai ông bà tán thành việc hai trẻ kết hôn.
       Ông Hen-rich Mác đã làm được việc đó, tin tưởng ở tình yêu nghiêm túc của hai con và bản tính mạnh mẽ của Mác. Được cha mẹ đồng ý, Gien-ni cảm htaays như trút được gánh nặng đã trĩu trong lòng, nhưng dầu vậy, bảy năm xa cách đằng đẵng và chung thủy đợi chờ, không phải dễ dàng đối với đôi bạn tình. Hơn nữa, người anh khác mẹ của Gien-ni, Phéc-đi-năng phôn Vét-pha-len, một kẻ rất mực hám danh, sau này trở thành bộ trưởng Bộ Nội vụ Phổ, vẫn thường xuyên biến cuộc sống của nàng thành địa ngục.

4. CUỘC ĐỌ SỨC VỚI "TRIẾT HỌC THẾ GIỚI HIỆN ĐẠI”

       Các Mác đi Béc-lin vào tháng Mười 1836, Mác đi mất năm ngày trên một chiếc xe ngựa chở thư: đường xe lửa bấy giờ còn chưa có. Nhưng việc đi lại đã dễ hơn mấy năm trước nhiều. Những vụ khám xét của thuế quan trước kia khiến cho du khách mất biết bao thì giờ, bực bội và phải dốc nhẹ túi tiền, thì nay hâu như không còn xảy ra nữa. Liên đoàn thuế quan Đức, thành lập năm 1834 dưới quyền lãnh đạo của nước Phổ, đã phá bỏ các hàng rào thuế quan giữa các quốc gia Đức riêng biệt. Nhưng biết bao tòa nhà của các sở thuế quan còn đứng sừng sững kia, tự như nhắc nhở rằng tình trạng bị chia sẻ về chính trị của nước Đức còn chưa khắc phục được. Nền công nghiệp ở nước Đức không thể phát triển và mở rộng một cách tự do, nếu không có một hệ thống giao thông thống nhất, không có một thị trường thống nhất. Giai cấp tư sản muốn xây dựng những nhà máy mới, muốn nhận nguyên liệu và sức lao động, muốn bán hàng hóa để tăng lợi nhuận mà không bị các biên giới trên nội địa nước Đức cản trở. Vì thế, giai cấp tư sản đã đấu tranh chống tình trạng phân chia của nước Đức và chống các đặc quyền phong kiến. Giai cấp tư sản, vì lợi ích của bản thân, cần một thị trường quốc gia thống nhất, cố phấn đấu để thống nhất nước Đức.
       Mác tới Béc-lin với ý định dứt khoát là phải kiên trì học tập và làm việc. Ở đây ngự trị một không khí khác hẳn. Bon là một thành phố nhỏ, còn Béc-lin thì có hơn 300.000 người; trường Đại học tổng hợp Bon có gần 700 sinh viên, còn trường Béc-lin đông gấp ba. Ở Bon, trường Đại học tổng hợp quyết định cuộc sống và bộ mặt thành phố, còn ở Béc-lin thì là triều đình và chế độ quân phiệt Phổ. Ở Bon, hầu như không có sinh viên nào tránh được những tiệc rượu nhỏ hàng ngày, còn ở Béc-lin thì có thể mặc sức học tập, tránh được mọi sự ồn ào phiền nhiễu. “So với ngôi nhà lao động ở đây thì các trường Đại học tổng hợp khác giống hệt những quán rượu”[2], đó là ý kiến của nhà triết học Lút-vich Phơ-bách về trường đại học tổng hợp Béc-lin. Ở Béc-lin không có những hội đồng hương, hoặc những đoàn thể sinh viên khác; những tổ chức này bị nhà vua cấm.
       Thủ đô nước Phổ khác với thành phố trên bờ sông Ranh cả về quan hệ kinh tế. Mặc dầu ở Béc-lin sản xuất tiểu thủ công còn chiếm ưu thế, song nền công nghiệp tư bản chủ nghĩa đã bắt đầu phát triển vững chắc ở đây, chủ yếu là ở ngoại ô thành phố. Trong vài chục năm nó thay đổi hoàn toàn tính chất của thành phố vốn là đại bản doanh và thủ đô của bọn đại địa chủ quý tốc: cùng với sự giàu có của tư bản mới là nạn nghèo đói khủng khiếp mới ngày càng tăng với nhịp độ nhanh hơn; cùng với giai cấp tư sản công nghiệp trẻ tuổi, ở Đức phải hình thành một giai cấp mới – giai cấp vô sản. ở Anh và Pháp giai cấp vô sản đã hoạt động độc lập.
       Nhưng thế lục phản động phong kiến vẫn còn thống trị, vì thế trước hết phải giải nước Đức khỏi những mối liên hệ phong kiến.
       Ở Đức, các cuộc cải cách tư sản cần thiết, được thực hiện trong hoàn cảnh rất phức tạp. trái với nước Anh và nước Pháp, là những nước đã tồn tại từ lâu như những quốc gia thống nhất và ở đó đã có thị trường quốc gia, phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Đức hình thành hết sức chậm. Điều đó trước hết là do tình trạng chia sẻ đất đai chi phối, và vì vậy các quan điểm chính trị của giai cấp tư sản Đức không đồng nhất – gọi là chủ nghĩa tự do – và các hoạt động chính trị của nó cũng không triệt để. Nếu trước những năm 30 của thế kỷ XĨ, giai cấp tư sản Đức còn chưa trưởng thành và chưa đủ sức mạnh đẻ tiêu diệt chế độ phong kiến về mặt chính trị, thì dầu sao nó cũng đã chuẩn bị cho cuộc cách mạng tư sản về mặt tư tưởng. Vấn đề này được biểu hiện trong văn học cổ điển Đức, và trước hết trong triết học cổ điển cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX. Những người đại diện của giai cấp tư sản đã hướng vũ khí phê bình, nhất là trong lĩnh vực tôn giáo, vào chính ngay kẻ thù mà giai cấp tư sản đấu tranh trong lĩnh vực chính trị, tức là ào giai cấp quý tộc phong kiến đần độn và thiển cận.
       Tất nhiên “cuộc cách mạng triết học” này vấp phải sức phản kháng mãnh liệt nhất của ccs nhà tư tưởng thuộc chế độ phong kiến. Tư tưởng và tác phẩm của những người đại diện xuất sắc nhất của triết học cổ điển Đức – Im-ma-nu-in Căng, I. Ô-gan-Gốt-líp Phi-xte, Ghê-oócs Vin-hem Phơ-ri-đơ-rich Hê-ghen và Lút-vich Phơ-bác – tất nhiên không những chỉ phản ánh mâu thuẫn giữa chủ nghĩa tư bản đang lên và trật tự phong kiến đã lỗi thời, mà còn phản ánh cả tính chất không triệt để về chính trị của giai cấp tư bản Đức còn non trẻ. Nhưng dầu sao những tư tưởng và tác phẩm ấy cũng đã mở đường cho cuộc cải cách tư sản ở Đức.
       Vào thời kỳ anh thanh niên Mác tới Bén-lin thì Căng và Phi-xte đã chết từ lâu, Hê-ghen cũng không còn nữa, nhưng những tư tưởng của họ nhất là của Hê-ghen hãy còn thống trị trong giới trí thức Đức. Trường Đại học tổng hợp Béc-lin là trung tâm các cuộc tranh luận về tư tưởng. Hê-ghen đã dạy ở đây từ năm 1818 đến năm 1831. Và bây giờ, vào giữa những năm 30, các môn đệ của ông còn đang lãnh đạo nhiều bộ môn.
       Ngày 22 tháng 10 năm 1836, Mác ghi tên vào học khoa luật. Mác hỏi kỹ về các bài giảng và tìm chỗ ở gần trường Đại học, tại số nhà 61, phố Mít-ten. Sau khi làm tròn nghĩa vụ đi thăm một số ban bè của bố một cách miễn cưỡng, Mác bắt tay vào học tập với một nghị lực lớn lao. Mác ghi tên nghe ba khóa trình: luật hình, lịch sử luật La-mã và nhân chủng học. Ngay từ khi mới bắt đầu học ở Béc-lin, Mác đã tập trung vào việc tự nghiên cứu các sách chuyên môn và các nguồn tài liệu. Phương pháp làm việc như vậy có hiệu quả đến mức những năm sau, Mác hầu như không đi nghe giảng nữa.
Chỉ ít lâu sau, việc nghiên cứu luật đã bị đẩy xuống hàng thứ yếu so với việc học triết. “Tôi buộc phải nghiên cứu luật học, và trước hết thấy muốn thử sức mình trong triết học”[3]. Mác đã viết về thời kỳ này như vậy. Thật thế, bây giờ anh sinh viên Mác bắt đầu tìm tỏi ráo riết thế giới quan nào có thể làm cơ sở vững chắc cho cả các công trình nghiên cứu khoa học, cả các chính kiến của anh.
       Nhưng lúc đầu, như anh đã viết cho bố, trạng thái tâm hồn bị xáo động bởi những nỗi hồi hộp “của tình yêu… say đắm” đã khiến anh không thể hiến mình trọng vẹn cho việc học tập khoa học. Như Mác đã thú nhận với bố, xa quên hương và xa “Gien-ni tuyệt diệu” của mình. Mác cảm thấy “lo lắng thật sự”[4]. Không phải tính ghen tuông làm cho Mác khổ sở: Mác không hề nghi ngò tình yêu của Gien-ni. Nhưng chỉ có một ý nghĩ về những năm dài trước mắt phải xa cách Gien-ni cũng đã như là hòn đá tảng đè nặng lên trái tim Mác.
       Và anh thanh niên Mác đã làm cái việc thông thường của các chàng trai đang yêu là làm thơ, trong đó Mác cố miêu tả tình cảm và tâm trạng của mình. Những bài thơ ấy đã chứng tỏ hồi ấy Mác say mê thơ ca dân gian Đức và có làm quen với thơ ca của Hen-tich Hai-nơ và A. Đe-be phôn Sa-mit-xô. Phần lớn các bài thơ Mác đều viết về Gien-ni, về nỗi buồn nhớ Gien-ni, nhưng cũng có không ít bài biêu tả thế giới tinh thần và khát vọng hành động của Mác:

Nào chúng ta lên đường
Tuy đường xa gian khổ
Để đừng sống lắt lay
Vô vị đời cỏ cây
Không thể sống bê tha
Trong biếng lười nhục nhã
Hùng mạnh thay con người
Đầy ước mơ gan dạ.[5]

       Mác nhận thấy ngay là các bài thơ đầu tay của mình chẳng có giá trị văn học gì cho lắm và trước hết, đó là một hình thức tự nhận thức bản thân. Mác viết cho bố: “Chúng ta vãn muốn xây đài kỷ niệm cho những gì đã từng sống qua một lần để cho nó lại có được trong tình cảm của ta cái vị trí mà nó đã mất trong khi diễn ra thành hành động”[6]. Nhưng thả mình trong tình cảm và ước mơ, không phải là công việc dành cho Mác. Mác ham muốn hành động và hành động tích cực.
Mác viết “trước hết thẩy muốn thử sức mình trong triết học”[7].
       Thật vậy, giữ lời hứa với bố, Mác đã nghiên cứu luật học, và chỉ trong học kỳ đầu đã đọc hết một núi sách chuyên môn, vượt quá chương trình đã định rất nhiều. Song, Mác không hài lòng với việc tiếp thu những sự việc và luận cứ riêng biệt. Mác thú thực với bố rằng không có triết học, Mác không thể tiến lên được. Nhưng triết học đó phải như thế nào.
       Do nền giáo dục và học vấn đã hấp thu, Mác là một người duy tâm về quan điểm triết học, chịu ảnh hưởng trước hết của Căng và Phi-xte, và cả quan điểm của các nhà khai sáng Pháp Von-te và Rút-xô. Lúc đầu, Mác đã dùng quan điểm của mình lúc bấy giờ để xem xét tất cả các điều của luật học và mất khá nhiều công sức để xây dựng một hệ thống triết học pháp quyền; song chẳng bao lâu Mác lại bác bỏ nhữn lý luận của chính mình, vì lý luận đó không đứng vững sau khi được kiểm tra phê phán. Điều đó xẩ ra không phải chỉ có một lần. Đồng thời, Mác lại xem xét lại tất cả những vấn đề triết học quan trọng nhất một cách có phê phán. Và cư thế mà làm đi làm lại từ đầu. Mác cứ kiểm tra đi kiểm tra lại dòng tư tưởng của mình và kết quả thu được, tư phê phán một cách không thương xót. Và càng ngày Mác càng nhận thức rõ hơn khuôn khổ chật hẹp và tính chất không khoa học của chủ nghĩa duy tâm chủ quan cho rằng thế giới tồn tại không khách quan mà chỉ là sản phẩm của bản thân ý thức. Chẳng bao lâu Mác bắt đầu hiểu, như đã viết cho bố là “sự việc hoàn toàn khác trong biểu hiện cụ thẻ của thế giới tư tưởng sinh động, như luật pháp, Nhà nước, giới tự nhiên, toàn bộ triết học: ở đây, cần phải xem xét kỹ bản thân khách thể trong sự phát triển của nó và không thể có sự phân chia một cách tùy tiện nào, ở đây lý tính của chính sự vật phải được giải thích như một cái gì mâu thuẫn trong bản thân nó, đồng thời trong bản thân sự vật lại có sự thống nhất của nó”[8]. Những ý niệm này là của Hê-ghen. “Từ chủ nghĩa duy tâm, cần nói thêm là co sánh với chủ nghĩa duy tâm của Căng và Phi-xte, trong khi tiếp thu nó từ cái nguồn này - con đã chuyển sang tìm tư tưởng ở ngay chính trong thực tiễn. Nếu trước kia các thánh thần sống ở trên trời, thì nay các thánh thần trở thành trung tâm của Trái Đất”[9]. Mác tự thú nhận như vậy trong bức thư gửi cho bố độc nhất còn giữ lại được những năm đó – đề ngày mồng 10 tháng Mười một 1837.
       Nếu lúc đầu Mác không đồng ý với Hê-ghen, thì bây giờ Mác trở thành môn đồ của Hê-ghen. Anh sinh viên 19 tuổi đã biết nhìn thấy điều chủ yếu trong triết học của ông thầy mình là phương pháp biện chứng. “… Các mối liên hệ càng ngày càng chắc hơn, buộc chính con với triết học thế giới hiện đại”[10], Mác viết cho bố như vậy và xác định bước chuyển sang lập trường của Hê-ghen là một bước ngoặt trong cuộc đời mình. Đây thực là một nhận định đáng phục, vì trên thực tế, bước chuyển này đã trở thành điểm xuất phát của việc xây dựng chủ nghĩa cộng sản khoa học.
       Mác kích thích cả các giảng viên trường Đại học tổng hợp nghiên cứu triết học Hê-ghen. Nhưng cái chính đã lôi cuốn Mác đến với Hê-ghen là cuộc tranh luận say sưa về các vấn đề lý luận và chính trị đương thời. Ước vọng của Mác muốn phối hợp những quan điểm triết học của bản thân với thực tiễn, với lịch sử và với hiện trạng của nhân loại, phù hợp với quan niệm của Hê-ghen.
       Trước Hê-ghen, trong lịch sử tư tưởng của nhân loại chưa hề có một người nào định chứng minh mối liện hệ nội tại và sự phát triển theo quy luật lịch sử, với mức độ rộng lớn và sâu sắc như vậy. Thật ra, Hê-ghen – vốn là một người duy tâm – nhìn thấy cơ sở của mọi việc xảy ra ở trong sự phát triển của các tư tưởng, hoặc như ông nói, của “tư tưởng tuyệt đối”. Còn thế giới vật chất thì ông chỉ xem như một loại phản ánh của tư tưởng này. Nhưng Hê-ghen là một người duy tâm khách quan, ông xuất phát từ nguồn gốc tinh thần “khách quan” của thế giới, nguồn gốc này không phụ thuộc vào ý thức của con người. Theo ý kiến ông, tinh thần ở trong một quá trình phát triển liên tục và thúc đẩy lịch sự tiến lên từ thấp đến cao, từ giai đoạn này đến gian đoạn khác, tuần tự và nhảy vọt. Những giai đoạn quá độ đã vượt qua về mặt lịch sử của sự phát triển tinh thần và việc thực hiện quá trình phát triển đó trong lịch sử loài người sẽ mất quyền tồn tại và rời khỏi sân khấu, nhường chỗ cho một thực tiễn mới có khả năng sống, đến thay thế theo quy luật, một thực tiễn được tư tưởng phê chuẩn là hợp lý, do đó, là cần thiết. Quá trình biến đổi và phát triển thường xuyên này gọi là biện chứng, cuối cùng đã thu được – theo Hê-ghen – biểu hiện cao nhất của mình và kết thúc ở giai đoạn mà tư tưởng đạt đến mức tự nhận thức, do đó cũng kết thúc ở trong khuôn khổ của chế độ trong đó tư tưởng tự nhận thức mình. Nghĩa là vấn đề đang được nói tới ở đây là triết học Hê-ghen và thời đại của ông.
       Một ý đồ triết học đồ sộ như vậy, định thăm dò và chi ra phương hướng phát triển cơ bản trong mọi lĩnh vực của lịch sử loài người, nhất là trong lĩnh vực tư duy, bằng phương pháp biện chứng, đã có ảnh hưởng lớn lao, và dĩ nhiên là một thành tựu lịch sử vĩ đại. Nhưng triết học của Hê-ghen cũng đầy rẫy mâu thuẫn. Trước hết, nó được xác định bởi mâu thuẫn giữa một bên là phương pháp biện chứng mà Hê-ghen áp dụng một cách có ý thức, một phương pháp biện chứng không thừa nhận bất cứ một tình trạng đình trệ nào, không thừa nhận bất cứ một chân lý nào gọi là tuyệt đối, với một bên là sự hoàn thành có tính chất ngẫu nhiên của quá trình phát triển tinh thần, trái ngược với phép biện, mà Hê-ghen cũng đã djwa vào luận điểm sau này mà bào chữa cho sự tồn tại của Nhà nước Phổ lúc bấy giờ. Như thế nghĩa là về tính chất triết học, Hê-ghen không những duy tâm mà còn bảo thủ - mặc dù phương pháp biện chứng của ông là cách mạng.
       Chính vì học thuyết của Hê-ghen có tính chất mâu thuẫn như vậy, cho nên nó đã cho phép những người có quan điểm triết học và chính trị rất khác nhau có thể dựa vào nó mà dẫn chứng. Người nào coi cái điều Hê-ghen ca tụng Nhà nước Phổ như “sự thể hiện của tư tưởng tuyệt đối” là chủ yếu, có thể là một người bảo thủ, nhưng xét về mục đích chính trị thì đó là một tên phản động. Người nào nhìn thấy cái cơ bản ở trong phương pháp biện chứng của Hê-ghen thì người đó có thể, thậm chí phải là ở phía đối lập với hệ tư tưởng phong kiến, đối lập với tôn giáo và chế độ chính trị.
       Sự việc đã xẩy ra đúng như vậy. Mâu thuẫn giữ người tự xưng là học trò của Hê-ghen đã bộc lộ công khai vào cuối những năm 30. Bắt đầu một cuộc tranh luận gay gắt giữa phái gọi là những người Hê-ghen già, gồm cánh giáo điều – phản động, với những người Hê-ghen trẻ, là những nhà tư tưởng cách mạng trong số học trò của Hê-ghen, những người kế thừa phép biện chứng của ông.
       Vào thời gian đó, Mác bắt đầu hấp thu học thuyết Hê-ghen. Tất nhiên lúc đầu, trong thâm tâm, anh sinh viên trẻ đứng về phía những người Hê-ghen trẻ, nhưng chẳng bao lâu sau anh đã tán thành họ một cách công khai. Bởi vì chính phương pháp biện chứng của Hê-ghen đã đưa Mác ra khỏi chỗ bế tắc của chủ nghĩa duy tâm chủ quan.
       Con đường đó không dễ dàng đối với Mác. Những buổi học tập căng thẳng – Mác thường ngồi cho đến sáng bên anh nến leo lắt – đã làm tổn hại sức khỏe của Mác. Vì thế, bác sĩ khuyên Mác đến mua hè nên ra ngoại thành ở, nếu có thề. Mùa xuân năm 1837 Mác chuyển ra ngoại ô Béc-lin, ở Stơ-ra-lau, và suốt mùa hè tại đây, có lẽ ở nhà số 4 (bây giờ là nhà số 8, An-tơ Stơ-ra-lau), chứ không phải tại căn phòng sinh viên của mình ở số nhà 50, phố An-tơ-i-a-cốp. sau khi rời Mít-ten, Mác đã chuyển đến ở đây.
       Mùa hè năm 1837, những chuyến đi thường xuyên về Béc-lin và nhữn cuộc dạo chơi bên bờ sông Sơ-pư-rê đã làm cho Mác khỏe hơn. Mác viết cho bố: “Cong không ngờ là con ốm yếu, quặt quẹo thế, mà ở đây cơ thể con lại trở nên khỏe mạnh và rắn chắc”[11]. Nhưng ngay cả ở Stơ-ra-lau, Mác vẫn tiếp tục học tập ráo riết. Đồng thời Mác tìm ra phương pháp làm việc mà sau này Mác vẫn tiếp tục suốt đời. Tất cả những sách đã đọc, Mác đều trích ghi những đoạn lớn, kèm theo nhà những ý nghĩ và những nhận xét có phê phán của chính mình để cho rõ ấn đề. Như vậy, không những Mác tiếp thu khoa học hiện đại một cách vững chắc, sâu sắc, mà trước hết là có phê phán.
       Sách báo mà Mác nghiên cứu cẩn thận, rất rộng và đa dạng. Nó gồm có lịch sử luật La-mã, luật hình, những sách nguyên bản tiếng la-tinh và luật nhà thờ, lịch sử triết học, triết học pháp quyền, và tất cả các sách văn học nữa.
       Mác quán triệt triết học Hê-ghen, nhất là phép biện chứng, ngay ở trong nhóm những người cùng tư tưởng, nhiều người trong bọn họ chẳng bao lâu sau đã đóng vai trò quan trọng trong phong trào của phái Hê-ghen trẻ. Mác viết cho bố vào tháng Mười một 1837: “Nhờ những cuộc gặp gỡ thường xuyên với các bạn Stơ-ra-lau, con đã có dịp đến “Câu lạ bộ tiến sĩ”. Trong số hội viên của câu lạc bộ có mấy phó giáo sư và một người thân nhất trong các bạn của con ở Béc-lin là tiến sĩ Ru-ten-béc. Tại những cuộc tranh luận ở đây đã bộc lộ những quan điểm khác nhau, đối lập nhâu…” [12].
       “Câu lạc bộ tiến sĩ” không phải là một nhóm hẹp các nhà trí thức trung thực với nhà thờ và chính phủ. Đó là nơi trung tâm gặp gỡ của một số bạn bè hay gây sự và sắc sảo, những kẻ đã ghi trên lá cờ của mình khẩu hiệu: phê phán tôn giáo, thật là tội khủng khiếp đáng chết! Những quyển sách và những bài văn công kích có ý nghĩa của những năm đó đã ra đời, được thảo luận, được phê bình ở đây. Những con người này đã cung cấp vũ khí tinh thần cho các báo chí tiến bộ. Ở đây, mõi người khai thác nguồn cảm hứng cho các công trình của mình: phó giáo sư lý học tiến sĩ Bơ-ru-nô Bau-e khai thác cho các bài giảng, giáo viên trường phổ thông thực hành Các Phơ-ri-đơ-rích Cốp-pen cho các công trình nghiên cứu lịch sử, giáo sư tiến sĩ A-đôn-phơ Ru-ten-béc cho các bài chính luận, mỗi người sử dụng những gì đã khai thác được ở câu lạc bộ cho cuộc đấu tranh hàng ngày và cho công tác khoa học. Ở đây, họ phát triển các quan điểm chính trị – tư tưởng và triết học của mình trong các buộc thảo luận sôi nổi.
       Bấy giờ anh sinh viên Các Mác cũng gia nhập câu lạc bộ này của những người Hê-ghen trẻ Béc-lin. Chẳng bao lâu sau, Mác đã trở tành một trong những người có tác động tinh thần mạnh mẽ hơn cả ở câu lạc bộ, mặc đầu tuổi còn trẻ –  phần lớn bạn bè của Mác ở câu lạc bộ đều hơn Mác đến 10 tuổi và đã quá lứa tuổi sinh viên từ lâu. Mác thân với Bơ-ru-nô Bau-e và A-đôn-phơ Ru-ten-béc. Bơ-ru-nô Bau-e lúc đầu có ảnh hưởng đáng kể đến anh sinh viên trẻ (Mác kém Bơ-ru-nô Bau e 9 tuổi) nhưng chẳng bao lâu ông đã thấy ở Mác một người cùng hội ngang hàng, có thể thảo luận cả những vấn đề hiện đại, cả những việc riêng tư. Phơ-ri-đơ-rich Cốp-pen cũng có cảm tình sâu sắc vứi người đồng chí trẻ tuổi, có bộ óc thông minh, sáng suốt.
       Các hội viên của “Câu lạc bộ tiến sĩ” thường họp nhau hoặc ở quán cà phê Sơ-tê-khen trên phố Gian-đa-men-mác (bây giờ là khu vực Viện Hàn lâm), hoặc ở nhà. Mác là hội viên của “Câu lạc bộ tiến sĩ” cho đến tận năm 1841, khi tốt nghiệp trường đại học tổng hợp. Ở đây, phép biện chứng của Hê-ghen đã giúp Mác hiểu lịch sử là một quá trình phát triển từ thấp đến cao, diễn ra trong những chuyển biến thường xuyên.
       Song, dầu cho anh sinh viên trẻ có tiếp thu được ít nhiều gì chăng nữa ở các đồng chí lớn tuổi hơn, chẳng bao lâu tư tưởng của anh đã đi theo những con đường khác. Trong khi các bạn áp dụng phép biện chứng của Hê-ghen chủ yếu trong lĩnh vực lý luận, không liên hệ cụ thể với thực tế, và trước hết trong vấn đề phê phán tôn giáo, thì Mác càng có hoài bão ứng dụng triết học trong thực tiễn. Nhưng hoàn toàn không phải là Mác đánh giá không đúng mức ý nghĩa của việc phê phán tôn giáo. Mấy năm sau, chính Mác đã viết về vấn đề này như sau, khi đánh giá vai trò lịch sử của “Câu lạc bộ tiến sĩ”: “…phê phán tôn giáo là tiền đề của mọi sự phê phán khác”[13]. “Do đó, sự phê phán tôn giáo trong mầm mống của nó là sự phê phán cái bể khổ mà vầng hào quang thiêng liên của bể khổ đó là tôn giáo”[14].
       Mác đã gây một ấn tượng mạnh mẽ biết chừng nào ở trong nhóm này. Bản trường ca châm biếm hợm hĩnh do anh thanh niên Phơ-ri-đơ-rich Ăng-ghen và Ét-ga Bau-e, em trai của Bơ-ru-nô Bau-e, viết sau khi Mác rời khỏi Béc-lin, đã chứng tỏ điều đó. Ăng-ghen, trong những năm từ 1841-1842, phục vụ trong đội pháo binh cận vệ ở Béc-lin, nhưng chưa biết Mác trực tiếp. Trong bản trường ca có những dòng sau đây nói về người đồng chí có nhiệt huyết và gan dạ:

“Ai đã phóng kịp theo anh
Tựa như bão lốc tung hoành thảo nguyên.
Kìa, đứa con đen đủi thành Tơ-ria
Với bầu nhiệt huyết tràn trề hăng say
Không đi, - anh chạy, không – bay
Như băng tuyết lở cuốn ngay núi này
Rực luồng mắt phượng gan thay,
Bồi hồi dang rộng đôi tay vươn mình.
Tựa hồ muốn phá trời xanh,
Tựa hồ quỷ ám, không đành ngồi yên.
Hay tay nắm chặt như điên
Đó chàng lực sĩ muốn lên phá trời!”[15]

       Tình bạn với Bơ-ru-nô Bau-e và Ru-ten-béc giúp Mác biết rõ hơn, gần gũi hơn với đời sống văn hóa của Béc-lin. Mác đi nhà hát luôn; Mác giữ một ấn tượng đựac biệt khi xem nghệ sĩ Dai-đen-man đóng vai Mê-phi-xtô-phen trong vở “Phau-xtơ” của Gớt. Mác thường lui tới nhà nữ văn sĩ Bét-ti-na phôn Ác-nim, một người có tinh thần dân chủ. Nhà của bà ở phố Un-te đen Lin-đen, lúc bấy giờ là trung tâm đời sống tinh thần của Béc-lin.
       Vào thời kỳ này – bấy giờ Mác ở phòng số 17, phố Mô-ren – quyết định của Mác không muống học làm luật sư mà làm giáo viên, nếu có thể thì làm giáo sư triết học, đã chín muồi. Cha Mác, vì thương con, cuối cùng cũng dằn lòng nhượng bộ, mặc dầu vẫn lo là con trai ông ít chú ý đến việc bảo đảm tương lai. Nỗi lo lắng này càng nặng nề đến nỗi ông cảm thấy không còn sức lực nữa.
Ngày 10 tháng Năm 1838, cụ Hen-rích Mác từ trần sau một thời gian dài lâm bệnh, thọ 61 tuổi. Các Mác bao giờ cũng nhớ đến cha với tấm lòng biết ơn chân thành, người cha mà Mác có thể tin tương để bộc lộ mọi vấn đề và mọi ưu tư của mình.
       Mác giữ tấm hình của cha ở bên mình cho tới khi chết.
       Cha mất, khiến tình hình kinh tế của Mác trở nên gay go. Bây giờ một mình mẹ phải lo cho bẩy đứa con – đứa con trai út, Ê-đu-a, chết năm 1837 vì bệnh lao phổi. Mẹ không thể hiểu được rằng tại sao con tra cả của mẹ lại hiến mình cho cái thứ triết học “không có lợi nhuận” gì cả. Vì thế, Mác cần phải nhanh chóng hoàn thành học tập. Song, cái tính tự phê bình nghiêm khắc đã trở thành đặc điểm của toàn bộ hoạt động khoa học sau này của Mác, đã không cho phép Mác kết thúc những công trình nghiên cứu của mình một cách vội vã.
       Vào đầu năm 1839, Mác được miễn quân dịch vì yếu phổi và hình như còn vì bệnh mắt nào đó. Mác bắt đầu viết luận án. Lúc bấy giờ Mác ở theo địa chỉ 45-A phố Lu-i-den (bây giờ là số nhà 60, phố Lu-i-den). Trong tất cả 7 địa điểm mà Mác đã từng ở trong thời gian học tập ở Béc-lin, đây là ngôi nhà độc nhất còn giữ lại được. Bây giờ ở ngôi nhà này có treo một bảng kỷ niệm.
       Mác chọn đề tài cho luận án của mình là “Sự khác biệt giữa triết học tự nhiên của Đê-mô-cơ-rít và triết học tự nhiên của Ê-pi-quya”. Ông nghiên cứu rất sâu quan điểm cả các nhà triết học Hy lạp Đê-mô-cơ-rít và Ê-pi-quya, những nhà triết học đã đứng trên lập trường duy vật. Trước hết Mác bảo vệ chủ nghĩa vô thần của Ê-pi-quya, nhà khai sát sáng vĩ đại nhất của cổ đại và là địch thủ công khai của tín ngưỡng thánh thần. Các quan niệm vô thần của Mác là một lời thách thức gián tiếp đối với chế độ phong kiến và Nhà nước Phổ theo Thiên chúa giáo.
       Đồng thời trong luận án này, Mác bắt đầu đánh giá có phê phán triết học hiện đại của Hê-ghen – một dự định mà Mác tiếp tục thực hiện mấy năm sau trong bài báo “Phê phán triết học pháp quyền của Hê-ghen”. Mặc dầu trong luận án Mác còn đứng trên lập trường của những người theo phái Hê-ghen, nghĩa là lập trường duy tâm, song Mác hoàn toàn không phải là một người gắn bó với Hê-ghen một cách mù quáng. Tuy Mác đánh giá cao phương pháp biện chứng duy tâm của Hê-ghen nhưng đối với Mác, triết học của Hê-ghen hoàn toàn không phải là điểm kết thúc của sự phát triển triết học, mà là điểm xuất phát, là cơ sở của sự phát triển tiếp theo của triết học. Trong tư tưởng của hê-ghen, cái hấp dẫn Mác là cái góp phần cho khoa học phát triển. Còn cái gì không đáp ứng được yêu cầu này thì Mác bác bỏ.
       Trong lời nói đầu của bản luận án, Mác tự hào tuyên bố là mình khâm phục Pơ-rô-mê-tê; đối với Mác, Pơ-rô-mê-tê đã trở thành hình ảnh tượng trung của con người bị hành hạ, đau khổ, vì đấu tranh cho tự do – kẻ thù của thánh thần và bạn của loài người. Mác muốn đến với nhân dân với tinh thần của Pơ-rô-mê-tê cùng nhân dân tấn công những thành trì của phản động, áp bức và của tất cả những gì mâu thuẫn với lý trí. Còn những kẻ bảo vệ cho cái cũ, cái lỗi thời, những kẻ phản động, thì Mác so sánh với Héc-méc, sứ giả của các thánh thần, tên tay sai của chúa tể Ô-lim-pơ – nơi ở của các thánh thần Hy Lạp. Trong khi phần đông những người Hê-ghen trẻ đứng trên lập trường tự do, nghĩa là chia sẻ những mục đích chính trị của giai cấp tư sản, những kẻ có của, thì Mác, nhờ các buổi học tập triết học và kinh nghiệm chính trị đầu tiên, đã đứng trên lập trường dân chủ, Mác muốn đấu tranh không phải vì lợi ích của giai cấp tư sản, mà vì lợi ích của toàn dân.
       Mùa xuân năm 141 Mác kết thúc bản luận án. Mác coi việc bảo vệ luận án ở trường đại học Béc-lin, nơi có các nhà tư tưởng chuyên nghiệp của thế lực phản động, đóng đo, là hạ phẩm giá của mình. Vì thế, Mác gửi luận án về trường đại học I-en-scơ. Giáo sư nhận xét luận án đã đánh giá nó cao, vì nó chứng tỏ là tác giả “có bộ óc thông minh, có tư tưởng sắc sảo và đọc nhiều”[16]. Và ngày 15 tháng Tư 1841, Mác được phong học vị tiến sĩ triết học mà không cần thi tiếp tục.
       Vào giữa tháng tư, khi Mác rời Béc-lin trở về Tơ-ria, các đồng chí ở “Câu lạc bộ tiến sĩ” đã đưa tiến Mác với những lời chúc tụng tốt đẹp nhất. Họ chờ đợi ở Mác những sự nghiệp vĩ đại và ủng hộ ý định của Mác nhận chức giáo sư ở trường Đại học tổng hợp Bon. Nhà chính luận Mô-dét Hét-xơ, một trong những người Hê-ghen trẻ, đã viết cho bạn mình vào mùa hạ năm 1841 với một niềm khâm phục; “Anh hãy chuẩn bị làm quen với một triết gia vĩ đại nhất, có thể là một triết gia chân chính duy nhất trong số đang còn sống hiện nay, một người mà chẳng bao lâu nữa sẽ thu hút mọi luồng mắt của nước Đức về phía mình, khi nào ông bắt đầu phát biểu công khai (trên báo chí hoặc trên bục giảng) …
       Tiến sĩ Mác, đó là tên của người mà tôi ngưỡng mộ, hãy còn trẻ lắm (chừng 24 tuổi là cùng), ông ta sẽ giáng một đòn quyết định vào tôn giáo và chính trị trung cổ. Sự nghiêm chỉnh sâu sắc nhất về triết học của ông kết hợp với trí thông minh sắc sảo tế nhị nhất; anh hãy hình dung cả Rút-xô, Von-te, Hôn-bắc, Lét-xinh, Hai-nơ và Hê-ghen kết hợp lại trong một con người – tôi nói kết hợp chứ không phải hỗn hợp một cách máy móc – và anh sẽ có khái niệm về tiến sĩ Mác.”[17]
       Lịch sử đã khẳng định những dòng của tác giả là hoàn toàn đúng, nhưng tác giả chỉ lầm có một điều là Mác không nhận được chức giáo sư ở Bon.




[1] C. Mác và F. Ăng-ghen: Toàn tập, tiếng Nga, t.1, tr. 185.
[2] Thư của Lút-vích Phơ-bách gửi A Phơ-bách ngày 6-7-1824. Trích trong sách; Ph. Mê-rinh-gơ “Các Mác”. Mát-xcơ-va, 1957, tr37.
[3] C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Những tác phẩm đầu tay, tiếng Nga, Mát-xcơ-va, 1956, tr. 8
[4] C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Những tác phẩm đầu tay, tiếng Nga, Mát-xcơ-va, 1962, tr. 16
[5] Trích dẫn sách Người đi đường không biết mỏi, của I-li-na, tiếng Nga, Mát-xcơ-va, 1964, tr. 174.
[6] C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Những tác phẩm đầu tay, tiếng Nga, Mát-xcơ-va, 1962, tr. 6.
[7] C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Những tác phẩm đầu tay, tiếng Nga, Mát-xcơ-va, 1962, tr. 6.
[8] C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Những tác phẩm đầu tay, tiếng Nga, Mát-xcơ-va, 1962, tr. 8.
[9] C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Những tác phẩm đầu tay, tiếng Nga, Mát-xcơ-va, 1962, tr. 8.
[10] C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Những tác phẩm đầu tay, tiếng Nga, Mát-xcơ-va, 1962, tr. 14.
[11] C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Những tác phẩm đầu tay, tiếng Nga, Mát-xcơ-va, 1962, tr. 12.
[12] C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Những tác phẩm đầu tay, tiếng Nga, Mát-xcơ-va, 1962, tr. 14.
[13] C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, tiếng Nga, t. 1, tr. 414.
[14] C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, tiếng Nga, t. 1, tr. 414.
[15] C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Những tác phẩm đầu tay, tiếng Nga, Mát-xcơ-va, 1962, tr. 483.
[16] C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, tiếng Nga, t. 1, tr. 254.
[17] C. Mác và Ph. Ăng-ghen: Toàn tập, tiếng Nga, t. 1, tr. 261.

Thứ Sáu, 4 tháng 5, 2018

CHƯƠNG I: 1818 - 1843. Phần I


LỜI NHÀ XUẤT BẢN
      Cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước kết thúc thắng lợi đã mở ra cho cách mạng nước ta một giai đoạn mới với nhiều điều kiện thuận lợi đẻ có thể có những bước phát triển to lớn.
      Để góp sức thúc đẩy cách mạng tiến lên nhanh chóng, mỗi người cần nâng cao kiến thức về mọi mặt. Chính vì vậy mà Đảng và Chính phủ đã quy định học tập là một nghĩa vụ đối với mỗi cán bộ, đảng viên và toàn thể nhân dân.
      Chúng ta cần học tập chủ nghĩa Mác – Lê-nin, học tập đường lối, quan điểm của Đảng ta và thực tiễn cách mạng phong phú của nước ta. Đó là điều chủ yếu. Nhưng bên cạnh đó, việc tham khảo lý luận và thực tiễn của nước ngoài, việc học tập có chọn lọc những kinh nghiệm của thế giới để mở rộng tầm hiểu biết cũng rất quan trọng.
      Để đáp ứng một phần yêu cầu học tập và nghiên cứu của bạn đọc. Nhà xuất bản Sự thật xuất bản một loại sách lấy tên là “Tài liệu tham khảo nước ngoài”.
      Tài liệu tham khảo nước ngoài lần này chúng tôi giới thiệu với bạn đọc là cuốn “CÁC MÁC TIỂU SỬ” do Viện nghiên cứu chủ nghĩa Mác – Lê-nin trực thuộc Ban chấp hành trung ương Đảng xã hội thống nhất Đức biên soạn. Nhà xuất bản Đi-xơ, Béc-lin, xuất bản năm 1967. Bản tiếng Việt được dịch từ bản tiếng Nga của Nhà xuất bản sách chính trị quốc gia, Mat-xcơ-va, xuất bản năm 1969.
      Đây là một cuốn tiểu sử thuộc loại phổ biến khoa học viết về Các Mác, lãnh tụ vĩ đại của giai cấp công nhân quốc tế.
      Các tác giả đã giới thiệu với bạn đọc một cách có hệ thống về cuộc đời và sự nghiệp của Mác, người sáng lập ra chủ nghĩa xã hội khoa học. Qua cuốn sách, chúng ta thấy Mác chẳng những là một nhà lý luận sáng tạo và thiên tài mà còn là một lãnh tụ kiệt xuất của phong trào vô sản, vạch đường chỉ lối cho giai cấp công nhân, tổ chức và lãnh đạo giai cấp công nhân quốc tế thực hiện vai trò lịch sử của mình là “người đào mô chôn chủ nghĩa tư bản”.
      Để thuyết minh cho những vấn đề nêu trên, các tác giả đã nêu bật lại hoạt động lý luận và hoạt động thực tiễn của Mác, quá trình phát triển tư tưởng của Mác dần dần từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật, từ chủ nghĩa dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa cộng sản, những cuộc đấu tranh của Mác đã chống lại đủ mọi loại trào lưu không vô sản và phản động trong phong trào công nhân. Và Mác đã phải tiến hành những hoạt động này trong những điều kiện hết sức khó khăn: vô cùng thiếu thốn về vật chất, phải sống trong cảnh lưu vong, thường xuyên bị đe dọa phải trục xuất và truy tố v.v…
      Người đọc cũng dễ dàng nhận thấy qua cuốn sách rằng sự nghiệp của Mác gắn liền chặt ché với Phơ-ri-đơ-rích Ăng-ghen và Gien-ni Mác. Như các tác giả đã nêu bật, Ăng-ghen là người đã cùng Mác nhìn thấy vai trò lịch sử của giai cấp công nhân, là người có thể bô sung cho Mác và tiếp tục công việc của Mác trong bất cứ trường hợp nào, là cây vĩ cầm thứ hai sau Mác. Ăng-ghen đã trở thành người bạn và người đồng chí thân thiết của Mác. Trong sự nghiệp của Mác không thể thiếu Ăng-ghen và ngược lại. Có thể nói sự nghiệp của hai người là một.
      Còn Gien-ni, vợ Mác, không chỉ là người mẹ hiền của các con, mà còn là người đồng chí chung thủy với sự nghiệp của giai cấp công nhân, chung thủy với sự nghiệp của chồng, luôn luôn có mặt bên cạnh Mác trong những lúc khó khăn, gian khổ nhất, và là người thư ký của Mác không thể ai thay thế được.
      Xuất bản cuốn sách này chúng tôi không nhằm mục đích nào khác là giới thiệu một cách khái quát cuộc đời và sự nghiệp của Mác, giúp bạn đọc hiểu sâu hơn về Mác, qua đó học tập ở Mác tinh thần cách mạng kiên quyết và triệt để trong hoạt động cách mạng, kết hợp với tính khoa học nghiêm túc và sâu sắc trong công tác nghiên cứu và sáng tạo lý luận. Quyển sahs này cũng cung cấp những kiến thức bước đầu giúp các bạn có thể trực tiếp nghiên cứu các tác phẩm của Các Mác và Phơ-ri-đơ-rich Ăng-ghen được thuận lợi hơn.
      Mong rằng cuốn sách sẽ đáp ứng phần nào yêu cầu của các bạn.

                                                                        Tháng Tám 1975
NHÀ XUẤT BẢN SỰ THẬT
     
QUÊ HƯƠNG VÀ NHÀ TRƯỜNG
 Các Mác sinh ngày mồng 5 tháng 5 năm 1818 ở Tơ-ria trên sống Mô-den. Bấy giờ thành phố thân yêu của Mác gồm 12.000 dân. Trung tâm hành chính khu vực Mô-den hầu như không cố công nghiệp, Tơ-ria chủ yếu là một thành phố của bọn quan lại, lái buôn và thợ thủ công. Thành phố này do những người La-mã xây dựng, và suốt mấy thế kỷ nó đã trở thành đại bản doanh của tổng giám mục, người đồng thời là tuyển hầu. Vào cuối thế kỷ XVIII, sau khi về thăm Tơ-ria, Gơ-tơ đã miêu tả thành phố là có vẻ nặng nề do các bức tường thành bao quanh, thậm chí như bị rất nhiều nhà thờ, tu viện đè bẹp, lại còn một loạt nhà tế bần, tu viện công giáo, tu viện học phái Đê-các-tơ bao vây ở vòng ngoài. Nhưng cuộc cách mạng tư sản Pháp đã để lại dấu vết ở thành phố Tơ-ria. Và dấu vết đó sâu sắc đến nỗi ngay cả nước Phổ phản động cũng không thể xóa nổi bởi vì, theo quyết định của đại hội Viên năm 1815, vùng sông Ranh, và do đó cả Tơ-ria, đã sáp nhập vào Phổ.
      Quân đội cách mạng Pháp tước đoạt của cải của cả bọn chủ phong kiến, bọn quý tộc và nhà ở ở vùng sông Ranh vào những năm 90 của thế kỷ XVIII. Quân đội cách mạng Pháp thủ tiêu chế độ nông nô, xóa bỏ địa tô và tuyên bố mọi người bình đẳng trước pháp luật – thật ra, chỉ cho đàn ông mà thôi. Thay cho chế độ bắt buộc ghi tên vào một xưởng nhất định, bây giờ mọi người được tự do hành nghề. Về mặt luật pháp, thậm chí còn có cả tự do học tập và tự do báo chí. Cùng với pháp quyền tư sản, bộ luật công dân nhập từ Pháp sang, còn tổ chức cả tòa án, có đoàn hội thẩm và chế độ xử án công khai.
Các quan hệ tư sản mới đã khiến cho công nghiệp và thương nghiệp phát triển mạnh mẽ. Vì thế, những nhà máy đầu tiên của Đức đã ra đời ở chính vùng sông Ranh, và cùng với những nhà máy ấy, hai giai cấp mới – giai cấp tư sản công nghiệp và giai cấp vô sản công nghiệp hiện đại – cũng ra đời.
Song, những thành tựu của giai cấp tư sản ở vùng sông Ranh quả là cái cách cho bọn đại địa chủ quý tộc Phổ, thậm chí cho cả nhà vua và chính phủ Béc-lin, là những kẻ phải phục tùng giai cấp quý tộc này. Chúng có cơ sở để lo ngại rằng những quyền tự do tư sản của những người dân tỉnh Ranh có thể nêu gương cho các phần đất khác ở Phổ. Và như thế, sự thống trị giai cấp của bộn đại đị chủ quý tộc Phổ có thể bị đe dọa, đồng thời cái uy thế đối với Áo mà Phổ đã chiếm được trong Liên bang Đức – một liên bang không vững chắc hành lập năm 1815 gồm 34 vương hầu, vương quốc và 4 thành phố tự do – sẽ bị giảm sút.
      Dầu sao vua Phổ vẫn bất lực trước những quan hệ kinh tế - xã hội do chủ nghĩa tư bản tạo nên ở tỉnh Ranh. Đối với các tỉnh mới ở miền Tây này, vua Phổ lúc đầu phải buộc lòng tiến hành một chính sách tự do giả tạo trong khi vẫn kiên quyết củng cố sự thống trị của chế độ roi vọt quân phiệt, chế độ kiểm duyệt và tinh thần trung quân. Chính quyền Béc-lin cử những viên chức có học vấn và có kinh nghiệm nhất về cơ quan hành chính và tư pháp của tỉnh Ranh. Có lẽ nhân dịp đó mà Lút-vich phon Vét-pha-len, bố vợ tương lai củu Các Mác, người đã coi Mác như con đẻ, đã được cử vè Tơ-ria năm 1816, với tư cách là cố vấn của chính phủ hoàng gia Phổ.
      Chính quyền Béc-lin hy vọng chiếm được cảm tình của giai cấp tư sản ở hai bờ sông Ranh và Mô-den bằng chính sách tự do giả tạo. Nhưng chẳng bao lâu chính quyền đó lại giở đến chính sách Phổ hóa cực kỳ phản động, nổi tiếng một cách đáng buồn, và đối xử với những người dân tỉnh Ranh như đối với dân cư ở vùng bị chiếm đóng.
      Các Mác đã ra đời vào thời kỳ phản động đen tối đó. Song Mác lại sinh trưởng ở một tỉnh của nước Phổ phát triển hơn cả về mặt kinh tế, trong một gia đình có tinh thần khai sáng tư sản và lòng nhân đạo. Bố đẻ của Các Mác, ông Hen-rich Mác, hồi trẻ phải sống trong cảnh thiếu thống cùng cực, nhưng sau cũng nên người và trở thành trạng sư. Ông bỏ đạo Do Thái và chuyển sang đạo Tin lành. Ông là cố vấn tư pháp, là trưởng đoạn trạng sư của Tơ-ria và được mọi người kính nể. vốn là một người học rộng, yêu thích triết học và văn học cổ điển, ông đặc biệt khâm phục Lét-xing-gơ và các nhà khai sáng Pháp Vôn-te và Rút-xô – những bậc tiền bối về mặt tinh thần của chủ nghĩa nhân đạo tư sản. Những quan điểm triết học tiến bộ của ông kết hợp với nhãn quan tự do ôn hòa trong lĩnh vực chính trị. Thí dụ, ông mong muốn cho nước Phổ có hiến pháp tự do và chế độ đại biểu nghị viện, đồng thời ông đặt hy vọng vào vua Phổ. Rõ ràng là ông Hen-rích Mác xa lạ với những tư tưởng chính trị cách mạng. Mặc dầu vậy, chính phủ Phổ vẫn coi ông là “phần tử đáng ngờ” tại Tơ-ria vào tháng giêng 1834, ông tỏ ý tôn trọng lá cờ của nước Pháp và hát bài “Mác-xây-e”.
      Gia đình Mác không biết cảnh nghèo đói. Ông Hen-rich Mác đã bảo đảm cho các con và người vợ yêu quý là bà Hen-ri-ét-ta, một cuộc sống khá sung túc. Điều đó không phải lúc nào cũng dễ dàng, bởi vì trong khoảng từ 1815 đến 1826, bà Hen-ri-ét-ta Mác đã cho chào đời đến bốn người con trai và năm người con gái. Mác là người con thứ ba trong gia đình. Người con thứ hai là chị gái Xô-phi, hơn Mác hai tuổi. Người con đầu là Mô-rít Đa-vít, mất năm 1819.
      Thế là Mác trở thành người con trai lớn trong gia đình. Bố mẹ, và nhất là bố, rất yêu quý Mác. Mặc dù số người trong gia đình tăng lên rất nhanh, Mác vẫn là đứa con được yêu thương, chiều chuộng, tuy bố mẹ vẫn chăm sóc trìu mến tất cả tám người con. Mẹ Mác thường gọi Mác là đứa trẻ có số phận nuông chiều, cái gì cũng được toại nguyện. Khi bàn về những tài năng phong phú mà thiên nhiên ưu đãi con trai, bố thường tỏ ý mong muốn Mác sẽ đi theo con đường của ông và trở thành một con người mà hồi trẻ ông hằng mơ ước – một luật sư và nhà luật học lớn, một người bảo vệ nổi tiếng cho trí tuệ và lòng nhân đạo.
      Vào đầu năm 1820, gia đình Mác chuyển từ ngôi nhà số 664 đường Bơ-ru-ken (bây giờ là số 10 phố Bơ-ru-ken), nơi Mác đã ra đời, sang nhà 1070 phố Xi-me-ôn (bây giờ là số 8 phố Xi-mê-ôn).
Mác đã trải qua một thời thơ ấu sung sướng và vơ tư với các anh chị em của mình. Mác đã chơi đùa với họ rất vui vẻ trong các khu vườn, hoặc chơi trò đua ngựa, và họ đã phải làm ngựa cho Mác phi nước đại từ trên đồi Mac-cút-xbéc ở gần đó xuống. Và mặc dầu Mác hay trêu chọc các chị em gái và các cô thường phải chịu hậu quả những trò nghịch ngợm của Mác, Mác vẫn biết làm lành để các cô nguôi giận bằng cách kể cho các cô và bè bạn các cô nghe những câu chuyện ly kỳ.
      Năm 1830. Ông Hen-rich Mác gửi người con trai 12 tuổi của mình vào trường trung học Tơ-ria, trường Phơ-ri-đơ-rich vin-hen. Đó là năm ở Pháp xẩy ra cuộc cách mạng tháng Bả. Đối với Mác, năm đó bắt đầu một giai đoạn mới của cuộc đời.
      Từ năm 1815 trở đi, trường trung học Tơ-ria học theo chương trình của của Bộ văn hóa Phổ, song chính phủ Béc-lin không thể nào uốn nó theo tinh thần của giai cấp đại địa chủ quý tốc Phổ được. Như vậy trước hết là nhờ ông hiệu trưởng Vít-len-bắc có tinh thần tự do, biết bảo vệ tinh thần khai sáng và nhân đạo trong nhà trường. Việc giảng dậy ở đây tiến hành ở mức độ cao, nhiều thầy giáo là những nhà bác học nổi tiếng.
      Học sinh trường này là con cái các gia đình tư sản và quan lại, nhưng cũng có không ít con em nông dân và thợ thủ công muốn học để trở tành thầy tu hoặc viên chức Nhà nước. Các bạn cùng học vừa yêu lại vừa sợ Mác. Sau này con gái của Mác là Ê-lê-ô-nô-ra kể lại là theo lời bố mẹ, các bạn yêu cậu học sinh Mác vì cậu tham gia vào các trò nghịch ngợm ở nhà trường, nhưng lại sợ cậu vì lời lẽ sắc sảo và những bài thơ châm biếm của cậu chế nhạo một số người trong bọn họ. Nhưng, thân hơn cả đối với Mác là cậu bé Ết-ga phôn Vét-pha-len nhỏ tuổi hơn. Ết-ga cùng học một thời với Mác ở trường trung học và giữ được tình bạn với Mác cho đến khi chết.
      Tình bạn hồi trẻ với Ết-ga phôn Vét-pha-len không phải là tình cờ. Cả hai gia đình quan cố vấn chính phủ Lút-vich phôn Vét-pha-len và quan cố vấn tư pháp Hen-rich Mác đã quan nhau từ lâu. Khác với những người có cùng địa vị xã hội và cùng giới quan lại. Lút-vich phôn Vét-pha-len là một người có học vấn uyên bác và có tinh thần tự do. Tổ tiên ông về bên nội là những người tư sản, nhưng ông cụ thân sinh của ông lại được nhận hàm quý tộc vì có những chiến công xuất sắc. Ông cụ đồng ý nhận điều đó, mặc dầu vẫn tự hào về nguồn gốc của mình, mục đích chỉ để có thể kết hôn với người con gái mà mình yêu mến thuộc dòng dõi quý tốc Tô-cách-lan.
      Ngôi nhà của gia đình Vét-pha-len ở phố Rê-méc (bây giờ là phố Pa-u-lin) chỉ cách nhà Mác có mấy phtus đi bộ. Trẻ của hai gia đình thân nhau từ tuổi ấu thơ. Chị gái của Mác, Xô-phi, là bạn thân của Gien-ni phôn Vét-pha-len; Gien-ni hơn Xô-phi hai tuổi. Giữa Mác và Gien-ni cũng có một mối thiện cảm sâu sắc. Bọn trẻ thường chơi với nhau rất vui.
      Song, cậu học sinh trung học Mác không phải chỉ chơi thân với Ét-ga và Gien-ni, mà con cảm thấy ông bố của họ cũng đáng mến không kém. Ông Lút-vich phôn Vét-pha-len yêu cậu bé sớm khôn ngoan, và Mác coi ông là người cha thứ hai của mình. Vị cố vấn chính phủ này đánh gia cao tác phẩm “I-li-át”, “Ô-đi-xê” của nhà thơ cổ Hy Lạp Hô-me, đọc thuộc lòng nhiều đoạn trích dài trong những vở kịch của Sếch-xpia bằng cả tiếng Anh và tiếng Đức, và ông đặc biệt say mê chủ nghĩa lãng mạn. Ông biết truyền cho các con lòng say mê đó của mình đối với nền văn học nhân đạo. Và nếu Mác, vốn ham hiểu biết, đã cố khai thác ở người bạn lớn tuổi những nỗi niềm xúc động, kích thích nào đó mà cậu không thể tìm thấy cả ở trường, chừng mực nào đó cả ở nhà bố mẹ để, thì điều đó cũng không có gì lạ. Nhưng ông bố của Gien-ni đã mở ra cho Mác những chân trời mới, không phải chỉ trong lĩnh vực văn học. Vị cố vấn chính phủ còn quan tâm cả đến những vấn đề xã hội, và cậu bé – hàng ngày trên đường đến trường phải đi qua chợ đầy rẫy những nông dân nghèo từ các làng lân cận tới, và trong những khi dạo chơi đã trông tấy cảnh khốn cùng ngự trị ở các khu phố người nghèo – đã chú ý lắng nghe những lời của ông Lút-vích phôn Vét-pha-len than phiền về cuộc đời nghèo cực của nhiều người dân thành Tơ-ria. Mười năm sau, Mác nhớ lại lần đầu tiên mình được nghe nói về tư tưởng của nhà xã hội học không tưởng Pháp Xanh xi-mông ở nhà ông Vét-pha-len.
      Song, những câu chuyện trao đổi với bố về thế giới quan nhân đạo của Vôn-te, Lét-xinh-gơ hoặc Gơ-tơ rất có lý thú, những buổi cùng ông Lut-vích phôn Vét-pha-len đàm thoại, chơi vơi trong thế giới lãng mạn có hấp dẫn mấy đi nữa, thì cái chính dối với chàng thanh niên Mác vẫn là trường học. Phải bộ lộ bản lĩnh của mình ở đâu. Cậu học sinh Các Mác có nhiều năng lực và cậu đã học xong chương trình trung học, chủ yếu với những điểm tốt, không khó khăn gì. Vào tháng chín 1835, năm 17 tuổi, Mác thi tốt nghiệp trường trung học. Hồi đồng giám khảo hoàng gia ghi trong giấy chứng nhận tốt nghiệp là Mác “có nhiều năng lực, rất chuyên cần về những môn tiếng cổ đại, tiếng Đưc và lịch sử, chăm chỉ về môn toán, riêng tiếng Pháp thì chưa chăm lắm”. Và khi phát bằng tốt nghiệp cho Mác, Hội đồng giám khảo “hy vọng rằng, do có khả năng, trò Mác sẽ thực hiện được những điều mọi người mong muốn ở trò”[1].
      Bài luận tiếng Đức của Mác nổi bật trong số các bài thi tốt nghiệp. Đầu đề bài luận là: “Những ý nghĩ của một thanh niên khi chọn nghề”. Anh thanh niên Mác phê phán việc chọn nghề trên cơ sở quyền lợi ích kỷ hoặc thuần túy vật chất. Mác viết: “Lịch sử thừa nhận vĩ nhân là những người làm việc cho mục đích chung, và do đó bản thân họ cũng trở nên cao thượng hơn; kinh nghiệm cho thấy rằng, người nào đem lại hạnh phúc cho nhiều người nhất thì người đó là hạnh phúc nhất”[2]. Người thanh niên 17 tuổi ấy thấy chí hướng cuộc đời là phục vụ nhân loại và làm cho thực tiễn trở nên nhân đạo.
      Đó cũng là những ý nghĩa mà thầy giáo Vít-ten-bắc thường trình bày và trao đổi với các học trò của mình. Nhưng anh thanh niên Mác còn thừa nhận là việc chọn nghề không chỉ phụ thuộc vào ý muốn cá nhân: … “chúng ta không phải bao giờ cũng có thể chọn một nghề mà chúng ta mong muốn; các quan hệ của chúng ta trong xã hội đến một chừng mực nào đó đã bắt đầu được xác định ngay từ trước khi chúng ta có thể có tác dụng quyết định đối với các quan hệ đó.”. Ý nghĩa này đáng chú ý, nó chứng tỏ rằng anh thanh niên Mác đã bắt đầu nhận thức được ý nghia các quan hệ xã hội trong đời sống con người. Và Mác kết thúc bài luận của mình bằng những lời sau đây: “Nếu ta đã chọn một nghề mà qua đó ta có thể cống hiến nhiều nhất cho nhân loại, thì ta sẽ không cảm thấy gánh nặng của nghề ấy, bởi vì đó chính là sự hy sinh vì mọi người; khi đó niềm vui được hưởng không chỉ là một niềm vui ích kỷ, hẹp hỏi và nhỏ nhen, mà hạnh phúc của ta sẽ thuộc về hàng triệu người. Sự nghiệp của ta sẽ tồn tại, chẳng ầm ĩ, nhưng mãi mãi là cuộc sống có ích, và trên di hài của ta sẽ có những con người cao quý nhỏ những giọt nước mắt hóng hổi…”.[3]




[1] C. Mác và F. Ăng-ghen: Toàn tập, tiếng Nga, t.1, tr. 429-430.
[2] C. Mác và F. Ăng-ghen: Những tác phẩm đầu tay, tiếng Nga, Mat-x cơ-va, 1956, tr. 5
[3] C. Mác và F. Ăng-ghen: Những tác phẩm đầu tay, tiếng Nga, Mat-x cơ-va, 1956, tr. 5