Thứ Bảy, 28 tháng 5, 2016

LỰA CHỌN TẤM GƯƠNG ĐẠO ĐỨC CHO CON TRẺ OBAMA MỘT SỰ LỰA CHỌN TỒI

Tôi viết bài này trước tiên khi tôi thấy có một số phụ huynh là bạn bè đang chia sẻ hình ảnh Obama khi sang thăm Việt Nam và coi đó là một tấm gương tốt. Vì đây là một sự ngộ nhận có thể nói là sai lầm chính vì vậy buộc tôi phải viết bài này để cho các vị phụ huynh hãy cân nhắc kỹ trước khi muốn giáo dục con trẻ theo giáo huấn thánh hiền. Có một điều không thể phủ nhận là lúc trẻ con chưa đến 18 tuổi, thì gần như 90% tư tưởng của trẻ sẽ chịu ảnh hưởng của bố mẹ rất nhiều. Sự chịu ảnh hưởng này có thể ảnh hưởng đến nhận thức, định kiến và nhân cách đạo đức của chính đứa trẻ sau này. Chính vì vậy nếu muốn con bạn là một người có nhân cách và đạo đức thì hãy bạn hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa ra quyết định này.
Tiến sĩ Thái Lễ Húc, một vị thầy giáo đáng kính đang làm công tác giáo dục xã hội đã từng thuật lại một câu chuyện trong bài giảng của thầy như sau:
“Năm 2002, Hoa Kỳ chuyên môn cường điệu giáo dục luân lý đạo đức, còn đặc biệt đưa ra ngân sách giáo dục đạo đức, ban đầu vốn là 2,5 tỷ USD, điều chỉnh lên đến 7,5 tỷ USD, đã điều chỉnh lên gấp 3 lần, có hữu dụng hay không? Bạn cảm thấy có khí phách hay không?
Cuối cùng họ làm một cuộc điều tra thăm dò, nhằm vào hơn 8.000 học sinh trung học. Kết quả là 71% trẻ nhỏ là bài coppy, 68% trẻ nhỏ đánh người, 35% trẻ nhỏ ăn cắp đồ trong cửa tiệm. Đáng chú ý là trong đề trắc nghiệm lần đó phía sau có câu: “Xin hỏi bạn cảm thấy đạo đức của bạn có cao thượng không?” Đáp án, học sinh trung học là: “Có đạo đức cao thượng” đến 96 %. Các bạn! 71% lấy làm bài coppy, 68% đánh người, 35% ăn trộm đồ trong cửa tiệm. Kết quả kết luận của họ, 96% trẻ nhỏ cảm thấy chúng có phẩm đức cao thượng.
Xin hỏi một nhóm này, trẻ nhỏ của thời đại này, chúng nương tựa vào tiểu chuẩn của ai vậy? Tiêu chuẩn của ai? Ai là tiêu chuẩn? Chính nơi chúng.
Xin hỏi, thái độ này của trẻ nhỏ là học với ai vậy? Nếu như lãnh đạo quốc gia của chúng, động đậy một chút thì mang quân đội đi đánh người, sau khi đánh xong trở về nói:
- Này các bạn nhỏ, các bạn không nên đi đánh lộn với người, phải chú ý đến lời dạy bảo này.
Chúng có nghe hay không? Không nghe! Cho nên người nước ngoài có nắm được cương lĩnh của giáo dục hay không?”
Chúng ta chưa cần xác minh tính chính xác câu chuyện này, nhưng có một luận điểm mà tiến sĩ Thái Lễ Húc đưa ra vô cùng chính xác: nếu người lớn không làm gương, đặc biệt người lãnh đạo quốc gia không làm gương thì trẻ nhỏ sẽ không nghe lời. Một vị nguyên thủ quốc gia một mặt lên mặt đi giảng đạo đức cho giới trẻ, mặt khác lại đem quân đi xâm chiếm nước khác để cướp bóc tài nguyên thì liệu có phải là một vị lãnh đạo tốt đáng để biểu dương. Hoàn toàn không mà ngược lại là một tấm gương không tốt cho con trẻ, vì như thế trẻ nhỏ sẽ học theo, chúng cũng sẽ vẫn đánh người, vẫn bắt nạt bạn bè và cho rằng đó là hành động tốt vì lãnh đạo của chúng làm như vậy mà.
Đứng trên quan điểm này, tôi sẽ chia sẻ một vài quan điểm của tôi và tất nhiên đều dựa trên các sự kiện có thật để các bố mẹ tự xem xét lại việc nên hay không nên chia sẻ hình tượng Obama, còn với các bạn trẻ đã trên 18 tuổi, bài viết này của tôi có thể động chạm. Vậy nên nếu các bạn không thích thì xin mời không đọc vì dù sao đã trên 18 tuổi, đã có ý thức công dân rồi nên phải tự ý thức mà biết phân biệt đúng sai. Mọi comment có ý kiến cạnh khóe không mang tính chất xây dựng thì tôi sẽ xóa thẳng không thương tiếc vì không có thời gian tiếp nhận những comment này.
Thứ nhất: Obama là người nói nhưng không giữ lời hứa. Trước khi lên làm Tổng Thống, chúng ta hãy xem Obama hứa những gì trong chính sách đối nội:
+ Đóng cửa nhà tù Watanamo, nơi tra tấn các tù nhân mà Mỹ coi là khủng bố.
+ Đưa ra chương trình Obama Care để cải thiện chăm sóc chất lượng dịch vụ y tế của nước Mỹ.
+ Rút quân Mỹ khỏi Iraq để cho Iraq tự quyết trong các vấn đề đối nội.
Ba lời hứa trên của Obama, tính đến thời điểm này sau 2 nhiệm kỳ của ông ta thì có thực hiện được không. Bạn có thể tự xem xét và tìm hiểu nhưng thực sự là ông ta chẳng làm được cái gì cả. Một lãnh đạo nói được không làm được liệu có phải là một lãnh đạo tốt không vậy. Và trẻ em khi thần tượng Obama thì chúng sẽ nghĩ gì: đó là đến lãnh đạo còn nói được không làm được thì chúng ta cũng cứ nói được không làm được là bình thường.
Thứ hai: Obama được xây dựng là một tổng thống gần dân, nhưng có phải là gần dân không vậy. Khi Obama lên làm tổng thống, người dân Mỹ hân hoan vì có tổng thống da màu đầu tiên, nhất là người da đen. Thế nhưng tại sao người dân Mỹ lại hân hoan, vì họ hi vọng Obama làm tổng thống thì sẽ cải thiện cuộc sống người da đen tại Mỹ, đó là những người bị phân biệt chủng tộc, bị đối xử không công bằng tại Mỹ và là những người hay bị cảnh sát Mỹ bắn chết mà không có lý do nhiều nhất. Tuy nhiên sau khi Obama làm Tổng thống thì sao, số lượng người da đen bị cảnh Mỹ bắn chết vẫn cứ tiếp tục, thậm chí những vụ tòa án Mỹ xử ép người da đen đã làm dấy lên phong trào nổi dậy của người da đen tại Mỹ như:  Phong trào đấu tranh vì sự bình đẳng cho người da màu ở Ferguson, Missuori ở đây không phải là ngẫu nhiên mà người da đen ở Mỹ lại đấu tranh mạnh mẽ đến vậy mà cụ thể là do cuộc sống của họ gần như không được cải thiện giống như những gì họ đã và đang mong đợi ở Obama. Chính vì vậy phong trào đấu tranh mới lên cao ở người da đen tại Mỹ. Nếu Obama là tổng thống thực sự gần dân thì trước tiên ông ta phải chăm lo cho chính cuộc sống người dân Mỹ, đặc biệt là những người cùng sắc tộc với ông ta vì họ là những người bị chèn ép nhất ở nước Mỹ. Một câu ngạn ngữ rất hay, đó là nếu cha mẹ anh anh còn không thương thì anh chẳng thương được ai. Cũng thế nếu người dân của mình còn không chăm lo, những người cùng màu da với mình còn không chăm lo để ý. Thì liệu Obama có thể chăm lo đến cuộc sống của những người dân các nước khác hay không, chắc chắn là không. Vậy nên hình ảnh của một tổng thống gần gũi nhân dân chỉ là sản phẩm lừa đảo của truyền thông mà thôi. Vậy một đứa trẻ sẽ nghĩ gì khi có một thần tượng như Obama: ồ đến lãnh đạo còn phải diễn kịch để xây dựng hình ảnh, thì chúng ta sống giả dối với mọi người có làm sao, miễn là họ ủng hộ chúng ta là được. Những sự giả dối không quan trọng, quan trọng là có lợi cho chúng ta.
Thứ ba: đó là Obama là một vị tổng thống lá mặt lá trái, ông ta có thể lật mặt như lật bàn tay, quay ngoắt 180 độ. Khi ông ta mới nhậm chức, ông ta có hứa sẽ rút quân khỏi Iraq và Afghanistan, không giống như người tiền nhiệm của ông ta là tổng thống Bush. Tuy nhiên sau 8 năm làm Tổng thống và với 1 giải Nobel Hòa Bình thì Obama đã gây nên 4 cuộc chiến tranh tại 4 nước là Iraq, Lybia, Syria và Ucraina, tức là gấp đôi của tổng thống Bush. Nếu như dưới thời Bush Alqueada chỉ là một tổ chức khủng bố, thì dưới thời Obama, chúng ta có thêm một nhà nước khủng bố là IS. Như vậy có thể thấy ông ta quả thật còn đạt thành tích vượt xa người tiền nhiệm của chính mình. Còn nhớ năm 2008, Obama bắt tay Gadaphi ôm thắm thiết, nhưng năm 2011 thì Gadaphi chết dưới tay của liên quân Mỹ và Nato và đất nước Lybia rơi vào loạn lạc. 200 tỷ USD ngoại hối của Lybia nhờ vào bán dầu mỏ và 180 tấn vàng trong NHTW Lybia đến nay vẫn chưa được trao lại cho nhân dân nước này như ông ta nói sẽ đem lại hòa bình và dân chủ cho Lybia. Obama đem quân để đánh IS thì kết quả là sao, càng đánh IS càng mạnh và từ một vài tỉnh của Syria thì IS đã chiếm đến gần 2/3 quốc gia Syria. Kết quả 1 năm không kích của liên quân Mỹ là như vậy, thật là ngoài sức tưởng tượng so với những gì liên quân Nga Iran đã làm được. Vậy một vị tổng thống ngày hôm trước còn bắt tay với người ta rất thân thiết, hôm sau đã đem quân đội vào giày xéo đất nước của người khác. Con trẻ biết được nó sẽ nghĩ gì, sẽ tạo nên sự tự tư, tự lợi, miễn sao đạt được mục đích, còn chúng không cần giữ chữ tín, không cần giữ thể diện vì tổng thống thần tượng của chúng sẽ như vậy.
Thứ tư đó là khi đến thăm Việt Nam, tổng thống Obama đã phát biểu như sau: Ở Biển Đông, Mỹ không tuyên bố chủ quyền gì, nhưng chúng tôi đứng về phía những người ủng hộ tuân thủ những nguyên tắc quốc tế như tự do hàng hải, hàng không, tự do giao thương, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình và theo luật pháp quốc tế. Mỹ sẽ đưa tàu, máy bay và thực hiện các nhiệm vụ ở bất cứ đâu luật pháp quốc tế cho phép, và ủng hộ quyền của tất cả các nước được làm như vậy."
Tuy nhiên khi đến hội nghị G7 thì tổng thống Obama lại phát biểu như sau: Chúng tôi không đứng về phe nào trong vấn đề đòi hỏi lãnh thổ. Cho nên việc giải quyết tranh chấp là hoàn toàn là trong phạm vi quyền lực của Trung Quốc."
Bằng chứng rõ ràng nhất và ngay gần đây mà chúng ta đều thấy về sự lật mặt của Obama đúng không.
Đây chỉ là ba điểm ngắn gọn mà tôi tổng kết tạm thời về tổng thống Obama thôi. Còn một điểm nữa đó là ông ta không phải là nhà diễn thuyết tài năng như mọi người nghĩ, thậm chí ông ta cần phải có một đội chuyên viết diễn văn và phụ thuộc rất nhiều vào thiết bị nhắc để đọc. Chính vì vậy trên mặt trận ngoại giao thì Obama luôn thua Putin trong những cuộc tranh luận đối đáp. Đơn giản ông ta không có tài mà quá phụ thuộc vào công nghệ copy, còn Putin thì lại thường tự soạn cho mình những bài diễn thuyết. Chính vì thế ngay trên một khảo sát của tạp chí Times năm ngoái cho thấy Putin có sự vượt trội hoàn toàn so với Obama với tỷ lệ là 95% và 5%. Vì thế nếu bạn cho rằng ông ta là một nhà diễn thuyết tài năng cho con trẻ đáng học tập thì cần xem xét lại nữa.

Hà Nội, ngày 29 tháng 5 năm 2016
                                                                     TTCS