Thứ Sáu, 20 tháng 3, 2015

CÕ LẼ CHÚNG TA KHÔNG ĐỦ TƯ DUY ĐỂ CÓ CHỮ VIẾT

Bài viết có thể khá khó hiểu tuy nhiên nó đòi hỏi chúng ta hãy xem xét thật kỹ trước khi đưa ra các bình luận.
Việt Nam là một trong những cái nôi của nhân loại, theo nhiều di tích do các nhà khảo cổ khám phá ra thì có rất nhiều di chỉ khảo cổ cho thấy tổ tiên loài người xuất hiện rất sớm ở Việt Nam, thậm chí còn xuất hiện sớm cả người Trung Quốc. Vậy nên không ít giả thuyết đặt ra rằng tổ tiên loài người đã di chuyển từ phía Nam vùng khí hậu nóng ẩm lên phía Bắc là vùng khí hậu lạnh khô. Và giả thuyết đó hoàn toàn có cơ sở khoa học, vậy thì chúng ta có hoàn toàn có sở sở để tự hào rằng người Việt chúng ta còn là tổ tiên của Tàu khựa đó. Thật tự hào biết bao, vậy Tàu khựa mà dám khựa với Việt Nam thì khác nào chúng hỗn lão với thủy tổ của chúng, thật là tự hào biết bao, tự hào đến chảy cả nước mắt nước mũi tùm lum. (trình độ tự sướng của tác giả đã lên cao do bị nhiễm độc Dioxin cực nặng bởi lều báo Việt Nam).
Thế nhưng các con giời Việt Nam đừng tự hào vội là chúng ta là tổ của Tàu khựa, bởi dân Tàu họ có chữ viết nhưng người Việt chúng ta không có chữ viết. Đối với các loại sinh vật, thì để có thể trao đổi thông tin với nhau thì đó chính là ngôn ngữ. Bạn đừng hiểu ngôn ngữ chỉ con người mới có. Nói theo nghĩa rộng ngôn ngữ là cách thức loài vật trao đổi thông tin với nhau ví như con sói hú, con chó sủa, con gà cục tác cho đến con kiến chạm râu vào nhau, đó đều là ngôn ngữ cả. Vì vậy hình thức con người nói chuyện với nhau cũng chỉ là ngôn ngữ mà thôi và không hơn gì con vật cả. Cũng đều giống nhau, đều là trao đổi thông tin cả. Cách thức, phương tiện trao đổi thông tin là như vậy, không có sai khác và các động vật vẫn chỉ dạy nhau cách thức như vậy. Vì vậy sống trong môi trường nào thì đa phần sẽ có thể học được ngôn ngữ trong môi trường đó. Vậy nên người ta bảo có những đứa bé vì nguyên nhân nào đó mà được nuôi dưỡng trong môi trường sống với loài vật lại có thể hiểu được ngôn ngữ của loài vật. Những trường hợp như thế không hề thiếu trên thế giới. Tuy nhiên con người khác loài vật là gì, đó là con người còn một công cụ khác để trao đổi thông tin, đó chính là chữ viết. Nói một cách đơn giản thì chữ viết chính là cách thức để mã hóa thông tin và dung trong trao đổi thông tin. Phương tiện khác nhau vì mục đích khác nhau. Nếu như ngôn ngữ là công cụ trao đổi thông tin trực tiếp và gần như ngay tức khắc thì chữ viết lại là chính là công cụ trao đổi thông tin gián tiếp và có độ trễ lớn. Việc phát minh ra chữ viết đã giúp cho con người không chỉ trao đổi thông tin ngay trong những người sống trong cùng cộng đồng với nhau mà còn mở rộng ra hoạt động trao đổi thông tin cả về không gian và thời gian. Chữ viết giúp cho từ một làng xã có thể thành 1 quốc gia thông qua việc con người trao đổi thông tin thống nhất với nhau. Chữ viết cũng giúp cho người trong quá khứ, hiện tại và tương lai kết nối được thông tin với nhau. Vì vậy có thể thấy chữ viết là một trong những phát minh quan trọng thay đổi cuộc sống của loài người.
Tuy nhiên để phát minh ra chữ viết đòi hỏi trình độ tư duy của loài người phải đến một giai đoạn nhất định. Đó là khi khả năng quan sát, khả năng tổng hợp phân tích của con người đến trình độ cao mới có thể sang tạo ra chữ viết. Bởi chữ viết chính là sự mã hóa thông tin. Và yêu cầu đối với sự mã hóa thông tin này dù là theo cách tượng thanh hay tượng hình thì khi đó con người cũng phải đạt trình độ cao trong quá trình tư duy nhận thức. Vì chữ viết phải đảm bảo các yêu cầu sau: mã hóa thông tin hợp lý, logic, dễ hiểu, càng ít chữ nhưng mức độ mã hóa càng phải cao, dễ học có tính phổ biến và đặc biệt hệ thống chữ viết luôn là một hệ thống mã hóa mở để có thể đưa không ngừng đưa thêm các thông tin mới trong quá trình phát triển của loài người. Chính vì thế chữ viết không phải là sản phẩm của riêng lẻ một cá nhân mà nó là sản phẩm của cả một cộng đồng người, và nó không ngừng phát triển. Một dân tộc có chữ viết riêng của chính mình thì điều đó cho thấy khả năng tư duy của cả dân tộc đó đã phát triển đến một mức nhất định vì vậy họ có thể sang tạo ra chữ viết của riêng mình. Việc sáng tạo ra chữ viết cũng thể hiện cho thấy dân tộc đó cộng đồng người đó rất chú trọng đến đời sau, đến tương lai vì họ muốn truyền lại cho con cháu những tinh hoa của dân tộc thì chắc chắn nhất định phải có chữ viết. Tổ tông thật có trí tuệ khi nghĩ ra chữ viết, họ đã biết đời sau chắc chắn sẽ có thể mắc phải những sai lầm. Vì vậy phải lưu giữ những tinh hoa đời trước đã phát minh, phải lưu giữ những bài học kinh nghiệm để nhắc nhờ đởi sau thì chữ viết là công cụ quan trọng nhất. Chính vì vậy người Trung Quốc có thể tự hào họ là một trong những dân tộc hiếm hoi có chữ viết, có truyền thống văn hóa lâu đời vì cơ bản tư duy và tầm nhìn của họ không phải là tầm nhìn ngắn hạn mà là cái dài hạn. Không chỉ người Trung Quốc mà người Ấn Độ, người Nga hay người Hy Lạp La Mã, người Giec Manh cổ đại đều là những dân tộc có chữ viết chính vì vậy lịch sử đã chứng minh những nhà triết học lớn, các triết gia xuất sắc của thời đại thường là từ những dân tộc này mà xuất hiện
Vậy nếu một dân tộc không có chữ viết phải chăng là một dân tộc không có tầm nhìn. Cũng không thể khẳng định như vậy được, nhưng đa phần sẽ là như vậy. Vì vốn không có tư duy suy nghĩ cho thể hệ sau, nên nó thành thói quen và nó sẽ làm hạn chế đến tầm nhìn trong tương lai của dân tộc đó. Thử làm 1 phép so sánh ta có thể thấy người Việt Nam tự hào là một dân tộc anh dũng trong chiến đấu, là một dân tộc quật cường có thể chiến thắng nhiều kẻ thù mạnh. Đây là điểm chúng ta hơn đứt người Trung Quốc, người Trung Quốc có thể phải làm bị mất nước trong tay Mông Cổ, Mãn Châu và Nhật Bản nhưng người Việt Nam thì không hề, chúng ta đã có nhiều thiên tài quân sự mà danh tiếng cũng vang xa trên thế giới. Tuy nhiên chỉ có Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn là có tầm nhìn ông đã tổng kết lại tư duy quân sự Việt Nam, cách sử dụng binh pháp như thế nào thông qua Binh Thư Yếu Lược và Vạn Kiếp Tông Bí Truyền. Còn lại các thiên tài quân sự khác thì không. Nhưng trước Hưng Đạo Đại Vương hàng ngàn năm, người Trung Quốc đã nghĩ đến điều này, họ có binh pháp Tôn Tử, Ngô Khởi, có Lục Thao của Lã Vọng v…v… Không phải vì họ thông minh hơn người Việt, mà là họ có tầm nhìn xa trong tương lai hơn. Chính vì vậy họ có các triết gia, có một nền triết học và khoa học vĩ đại hơn hẳn Việt Nam. Nói vui chúng ta đều biết Lão Tử một triết gia vĩ đại lại chính là người ở vùng nam Sở, tức là người Việt, nhưng ông ta không truyền đạo của mình tại Việt Nam mà lại phải lặn lội xa xôi đến tận Trung Nguyên truyền đạo làm gì, vì ông biết có truyền cũng vô ích, không thể truyền thừa lại đời sau, chỉ một đời là mất rồi. Vì thế ông cất công lên chỗ Hoa Hạ truyền đạo không phải không có lý do. Ở điểm này người Trung Quốc cổ đại rất chú trọng truyền thừa, bởi vậy mới có câu bất hiếu hữu tam, vô hậu vi đại tức trong 3 tội bất hiếu thì không có đời sau truyền thừa là đại tội lớn nhất. Chúng ta thưởng hiểu đơn giản tức trong nhà phải có con trai để nối dỗi nhưng thực chất không phải thế mà chính là không có người truyền thừa. Ví như sở học cả đời sư phụ thì nhất định phải có đệ tử ưng ý mà truyền thừa. Tuy nhiên người Việt ta cũng rất thông minh, ta hiểu được cái khiếm khuyết của dân tộc Việt vì vậy không có chữ viết thì ta mượn chữ viết, mượn chữ Hán để tạo ra chữ Nôm cho người Việt, mượn chữ La tinh để tạo ra chữ quốc ngữ cho người Việt. Không có văn hóa truyền thừa thì tổ tông ta học luôn văn hóa đó của Trung Quốc, chúng ta cũng phải nghĩ cho hậu thế. Lão tổ tông thật thông minh, đã tỉm ra bệnh của người Việt để mà chữa cho người Việt. Vì thế giáo huấn xưa thường nghiêm túc bắt chúng ta đối với giáo dục của đời trước là học hành nghiêm chỉnh là phải truyền đời giữa các thế hệ với nhau đó là những tinh hoa không chỉ lão tổ tông nghĩ ra mà còn học hỏi từ các nơi, tiếp thu các tinh hoa đó về truyền cho hậu thế, hy vọng hậu thế phát dương quang đại.
Nhưng kể một nỗi, cái bệnh không có tư duy, không có tầm nhìn nó đã ăn sâu vào máu người Việt, nó là căn bệnh trầm kha của chúng ta, vì vậy phải chẳng do đó chúng ta không đi được xa. Lão tổ tông truyền lại văn hóa Khổng giáo cho Việt Nam phải chăng vì lão tổ tông không có trí tuệ. Không phải vì lão tổ tông biết rằng một đất nước muốn phát triển thì trước tiên chúng ta phải an định, Xã hội có an định yên ổn thì mới phát triển và con người mới được hưởng những thành quả rực rõ nhất của sự phát triển. Đây là từ trên công tác giáo dục con người, Khổng giáo mang lại cho ta một xã hội an định thông qua ý thức mà sự can thiệp của luật pháp gần như rất ít. Xã hội an định dựa trên trách nhiệm và nghĩa vụ của cá nhân, lão tổ tông để lại cho thế hệ sau là vì ý này. Còn ngày nay thì sao, vừa nghe đến viện Không Tử mở ra tại Hà Nội là các con giời Việt Nam nhao nhao lên đòi xóa bỏ, phá bỏ văn hóa truyền thống hàng ngàn năm mà dân tộc vẫn sử dụng. Há đó chẳng phải là tội đại bất hiếu với lão tổ tông đó hay sao, cho rằng lão tổ tông trí tuệ thấp kém nên truyền thừa lại cho con cháu những cái chẳng ra gì.
Cái bất hiếu thứ hai của con cháu Việt Nam chính là đòi xóa bỏ những tinh hoa mà Cha già Việt Nam đã tìm về cho dân tộc. Trong cái thời kỳ mà chủ nghĩa đế quốc xâu xé nhau, nước lớn chèn ép nước bé, các dân tộc nhỏ bé bị các đế quốc xâu xé thì chủ tịch Hồ Chí Minh đã tìm lại cho Việt Nam con đường cứu nước đó chính là con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội, con đường mà các bậc tiền bối như Karl Marx, Engels, Lenin đã chỉ ra. Vì sao vậy, trong cái thời kỳ chủ nghĩa đế quốc này, chỉ có hai nhóm quốc gia cùng tồn tại thôi. Đó là những nước đế quốc phục vụ cho lợi ích của giai cấp tư sản và hai là những nước thuộc địa. Không có nhóm nước thứ ba nào cả. Vậy nếu đi theo con đường tư bản chủ nghĩa thì dân tộc Việt Nam chỉ có thể là 1 trong hai nhóm quốc gia trên. Nếu Việt Nam muốn thành đế quốc liệu có được chăng khi các nước đế quốc khác sẵn sang xâu xé bởi miếng bánh chỉ có vậy, thêm 1 thằng đế quốc thì lợi ích sẽ giảm đi một phần. Còn nếu trở thành dân tộc nô lệ thuộc địa, vậy thì cụ Hồ ra đi tìm đường cứu nước làm gì nữa cho nó mất công. Vì thế chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói rằng độc lập tự do là để xây dựng chủ nghĩa xã hội và chỉ có xây dựng chủ nghĩa xã hội mới là con đường chắc chắn nhất để bảo vệ độc lập tự do lâu dài. Nếu muốn thoát ly khỏi xu thế trở thành nước nô lệ thuộc địa thì phải có nền sản xuất mạnh, phải có năng suất lao động cao, phải có nền kinh tế khoa học kỹ thuật phát triển, trong đó cuộc sống con người phải an định hài hòa. Đó chính là những tiêu chuẩn mà CNXH có thể đáp ứng được, vì trong CNXH làm gì có bất công bóc lột nữa nên xã hội là an định hài hòa là vị con người trong xã hội nói chung. Tiếc thay ngày nay, con cháu của cha già dân tộc ngày càng xa rời cái mục tiêu CNXH này, cho rằng đó là bảo thủ là lạc hâu. Cứ mỗi một thời gian trôi qua lại càng thấy CNXH xa rời và với con giời Việt Nam, với lũ trẻ Việt Nam CNXH là ảo tưởng thần kinh. Vậy nên ta thấy ban đầu các tiền bối lấy CNXH làm mục tiêu nhưng rồi đang chuyển thành kinh tế thị trường XHCN, rồi sau đó là kinh tế thị trường định hướng XHCN và có thể sắp tới sẽ là kinh tế thị trường hoàn thiện và tương lai tiến đến nữa là kinh tế thị trường nô lệ chủ nghĩa hay sao. Vậy thì khác nào từ Karl Marx, Engels, Lenin cho đến Hồ Chí Minh đều là lú lẫn rồi hay sao. Tôi vẫn không tin là các tiền bối lú lẫn, mà có chăng do chính chúng ta lú lẫn, người Trung Quốc họ tin vào CNXH cho nên đến bây giờ khẩu hiệu của họ vẫn là Chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc, không phải là kinh tế thị trường gì cả. Họ tin vào sự lựa chọn của thế hệ trước.
Một ví dụ khá rõ ràng về trí tuệ sáng ngời của Marx – Engels đó là hai ông đã đi trước thời đại khoa học gần 200 năm. Trong tác phẩm chống Duyring Engels đã đưa ra tuyên bố khoa học của 2 người về cảm giác của các vật nói chung. Engels đã từng viết như sau: “Đây là lần đầu tiên chúng ta nghe nói đến những hình thức quá độ, những hình thức bề ngoài không dứt khoát hoặc không xác định được (lời lẽ mới khó hiểu làm sao!) giữa thực vật và động vật. Đúng là có những hình thức quá độ đó; có những thể hữu cơ mà chúng ta không thể nói dứt khoát rằng đó là thực vật hay là động vật; do đó chúng ta không thể xác định một ranh giới rõ ràng giữa thực vật và động vật, - chính sự thực ấy đã tạo ra cho ông Đuy-rinh cái nhu cầu lôgich phải đưa ra một tiêu chuẩn để phân biệt, một tiêu chuẩn mà bản thân ông ta cũng vội vàng thừa nhận ngay là không có cơ sở ! nhưng chúng ta cũng không cần đi ngược trở lại lĩnh vực không rõ ràng giữa động vật và thực vật làm gì ; lẽ nào những cây hố ngươi hễ bị người ta đụng đến là cụp lá hay cánh hoa của chúng lại, lẽ nào những cây ăn sâu bọ, - đều hoàn toàn không có một chút cảm giác nào và cũng hoàn toàn không có bất kỳ một năng lực cảm giác nào hay sao ? Đó là điều mà bản thân ông Đuy-rinh cũng không dám khẳng định nếu ông ta không muốn rơi vào "thứ nửa thơ ca không khoa học. Thứ ba, đây cũng lại là một điều sáng tạo và tưởng tượng tự do của ông Đuy-rinh khi ông ta khẳng định rằng về mặt sinh lý[26], cảm giác gắn liền với sự tồn tại của một bộ máy thần kinh nào đó, dù là rất đơn giản. Không những tất cả những động vật nguyên thuỷ nhất mà cả những thực trùng, - ít nhất là tối đại đa số các thực trùng - cũng đều không có một chút dấu vết nào của bộ máy thần kinh cả. Chỉ kể từ loài giun trở đi thì thông thường người ta mới thấy có bộ máy thần kinh, và ông Đuy-rinh là người đầu tiên nói rằng những con vật đó không có cảm giác vì chúng không có thần kinh. Cảm giác không nhất định phải gắn liền với thần kinh, nhưng chắc chắn là gắn liền với một số thể an-bu-min nào đó, cho đến nay vẫn còn chưa xác định được chính xác hơn”. Ở đoạn viết trên, Engels đã chỉ ra cái sai của triết gia nổi tiếng ngươi Đức Hegels và Duyring khi cho rằng cảm giác chỉ có đối với những loài có thần kinh mà ko có ở thực vật. Tuy nhiên Engels đã chứng minh rằng kể cả thực vật hay những abumin tức là những thứ co trao đổi chất đều có cảm giác. Khi chứng minh điều này Engels còn bảo sự cảm giác còn có thể mở rộng ra nhiều đối tượng hơn nữa nên các chứng minh của ông chỉ thẻ hiện rất phiến diện tức là cảm giác vượt ra cả ngoài giới động vật, thực vật rồi. Đến đầu thế kỷ 21, khẳng định này của Engels đã được chứng minh là hoàn toàn đúng thông qua thí nghiệm của tiến sĩ Giang Bổn Thắng người Nhật Bản, ông đã làm nên thí nghiệm The message from Water hay thông điệp đến từ nước. Qua thí nghiệm này tiến sĩ Giang Bổn Thắng đã chỉ ra nước cũng có cảm giác. Như vậy không chỉ động vật bậc cao mà vượt ra đó các vật chất khác đều cũng có cảm giác, và nó tạo nên cái vật chất mà Marx nói tới. Ngày nay con người ta phải nhờ đến những công cụ khoa học rất hiện đại mới có thể tìm được cảm giác của vật chất. Nhưng cách đây hơn 100 năm, Marx và Engels đã tìm ra nó rồi. Cái thí nghiệm này phải đến từ một trong những nước có văn minh khoa học hàng đầu nhân loại chứ không phải đến từ Việt Nam , một quốc gia có nền khoa học ở mức độ gần cuối của nhân loại. Vậy thì sao chúng ta có thể tự hào rằng ta thông minh hơn các bậc tiền bối đi trước để đem tất cả những thứ tổ tông tiền bối để lại cho chúng ta vứt bỏ đi được vậy.
Trung Hoa Quốc Phụ Tôn Trung Sơn thường nói: “Biết mới khó, làm thì dễ”, cũng vậy để biết CNXH là cái gì thì rất khó, nhưng để làm được CNXH khi đã biết thì lại không khó. Vậy nên Trung Quốc sau những năm đại cách mạng văn hóa cuối cùng đã phát động theo phong trào của Đặng Tiểu Bình, đó là học tập lại chủ nghĩa Marx Lenin theo như học giả Mai Quốc Trân đã viết. Tất cả phải nghiên cứu lại, mặc dù người Trung Quốc tự hào họ là nước Á Đông đầu tiên mang tư tưởng Marx Lenin về Đông Á, là người đầu tiên dịch thuật những tác phẩm này ra tiếng bản địa nhưng họ đã hiểu họ không biết, họ không hiểu nên họ làm sai. Vì thế họ phải làm lại, phải học lại, và dù đã học lại họ vẫn kiên trì theo con đường đó vì họ có niềm tin cái gì mà tổ tông tiền bối để lại chắc chắn phải có lợi ích, phải có ích cho con cháu đời sau nên mới truyền thừa lại. Vì thế càng phát triển thì Trung Quốc càng nói CNXH mang đặc sắc Trung Quốc, càng phát triển Trung Quốc càng nói họ tự hào về truyền thống văn hóa của họ, quyết đem Khổng Giáo phát dương quang đại không chỉ ở trong nước mà còn trên thế giới. Đó là cách báo ân lớn nhất với những tiền bối đã giáo dục thay đổi vận mệnh quốc gia họ. Còn Việt Nam ngày nay, chúng ta giành được độc lập đi lên nhờ những gì mà lão tổ tông, các tiền bối cách mạng để lại cho chúng, đặc biệt là chủ tịch Hồ Chí Minh, nhưng giới trẻ Việt Nam lại định đem chúng vứt sang một bên, đem chúng cho vào sọt rác. Vậy chẳng phải là đã vô ơn với chính lão tổ tông, các bậc tiền bối hay sao, với chủ tịch Hồ Chí Minh hay sao. Loài vật còn biết tri ân báo ân, loài người mà vô ơn như vậy thì chắc cõ lẽ cầm thú cũng không bằng sao. Hay tại vị căn bệnh không có chữ viết, căn bệnh không muốn có truyền thừa đã ăn sâu vào tư duy chúng ta, đã làm che đi tư duy và tầm nhìn vào tương lai của chúng tay hay sao. Có thể chúng ta khổ vì chúng ta là một dân tộc không có chữ viết hay sao.
Hà Nội, ngày 20 tháng 3 năm 2015
                                                                                              TTCS


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét