Từ lâu câu nói “Tôn
giáo là thuốc phiện của nhân dân” của Karl Marx vẫn được nhiều người hiểu
theo ý nghĩa một cách tiêu cực. Nhiều người cho rằng câu nói này Marx đưa ra để
phê phán tôn giáo giống như một thứ gây hại cho xã hội. Thậm chí ngay cả những
người tự cho mình là bảo vệ chế độ cũng dùng câu nói này để phê phán, lên án cực
lực chính tôn giáo. Điều này đã gây mâu thuẫn lớn trong chính những người đi
theo tôn giáo với những người đi theo chủ nghĩa Marx Lenin. Đây là hiện thực
không thể tránh khỏi của lịch sử. Thông thường chúng ta sẽ thường gặp những sự
phê phán đả kích lẫn nhau giữa những người theo chủ nghĩa duy vật biện chứng và
những người đi theo niềm tin tôn giáo.
Những người đi theo niềm tin tôn giáo cho rằng
Marx đã phủ định hoàn toàn tôn giáo, độc tôn chủ nghĩa duy vật giống như Feuerbach,
đó là con người tạo nên tôn giáo và tất cả hình ảnh trong tôn giáo thực chất là
hình ảnh con người với những điều tốt đẹp nhất. Về cơ bản Feuerbach phê phán và
phủ định mạnh mẽ tôn giáo. Chính điều này dẫn đến những nhận thức sai lầm rằng
khi nhiều người cho rằng Marx chủ trương phải tiêu diệt tôn giáo. Điều này khiến
cho những con người đi theo niềm tin tôn giáo kháng cự một cách mạnh mẽ với những
học thuyết của chủ nghĩa Marx. Thậm chí họ cho rằng Marx là người đang cố gắng
đánh đổ niềm tin tuyệt đối của chính họ, phá bỏ những truyền thống của những
con người này trong khi tư duy của con người thường là bảo thủ và định kiến. Điều
này có thể thấy rõ ràng nhất đó là những người theo Thiên Chúa Giáo và Hồi Giáo
gần như rất khó tiếp cận với những nguyên lý của chủ nghĩa Marx.
Trong khi đó ở phía bên kia là những người đặt niềm
tin tuyệt đối vào chủ nghĩa Marx theo họ Marx là khoa học. Và thay vì từ bỏ niềm
tin cảm tính thì họ lại đem đặt niềm tin cảm tính của mình vào Chúa trời thì họ
lại đặt niềm tin tuyệt đối cảm tính của họ vào khoa học mà cụ thể ở đây là
Marx. Họ tin Marx một cách mù quáng dù không cần hiểu Marx. Và như vậy tự họ đã
đưa ra Marx trở thành một thứ tôn giáo mà được sinh ra với nghĩa vụ là tiêu diệt
những tôn giáo cũ. Chính sự hiểu lầm này đang dần biến chủ nghĩa Marx thay vì
xây dựng niềm tin lý tính thì lại biến thành niềm tin giáo điều giống như mọi
tôn giáo khác. Chính vì vậy thực chất quá trình phê phán tôn giáo lại biến
thành việc đả phá tôn giáo. Chúng ta đã từng thấy ngay trong lịch sử những cuộc
chiến xóa bỏ tôn giáo hoặc đấu tranh giữa các tôn giáo. Tiêu biểu nhất chính là
cuộc Thập Tự Chinh giữa Thiên Chúa giáo và Hồi giáo. Tuy nhiên ở thế kỷ 20-21
thì cuộc chiến tôn giáo lớn nhất nhiều lúc chính là việc thay bức tượng Chúa trời
trong nhà thờ bằng tượng Karl Marx. Điều này làm cho tôi nhớ đến một câu chuyện
trong Phật giáo, đó là khi vị sư phụ dạy học trò diệt bỏ lòng tham thì sau một
thời gian tu tập học trò đến gặp sư phụ và báo cáo kết quả: “Thưa thầy Phật
pháp thật hay, con nay đã diệt trừ được sự tham tiền, giờ con chẳng còn tham gì
nữa chỉ tham Phật pháp thôi”. Tuy nhiên vị sư phụ đã nói luôn: “Ta dạy con diệt
trừ sự tham chứ không phải đổi đối tượng tham”. Và tư tưởng của những người này
đã tạo nên việc bài xích tôn giáo, tạo nên những phong trào như phá chùa, đốt đền,
đánh đuổi tăng lữ.
Vậy thực chất câu nói này của Karl Marx là như thế
nào, nguồn gốc câu nói này ra sao và thực sự phải hiểu thế nào cho đúng bản chất
câu nói đó. Đấy là điều mà bản thân tôi băn khoăn nhiều năm qua, nhưng khi đọc
lại chính câu nói này trong tác phẩm nguyên bản, tôi bỗng chợt thấy rằng giường
như mọi thứ đang đảo lộn và thôi thúc tôi phải viết lại những cảm nhận của
chính mình về câu nói này, như một cách chia sẻ với những người bạn am hiểu
Marx. Tất nhiên cách nhìn nhận của tôi không thể chính xác hoàn toàn bởi lẽ tôi
không phải là Marx nhưng hi vọng dần dần có thể tiệm cận được với những gì Marx
nghĩ, Marx nói và Marx làm.
1. Những khái niệm cơ bản:
Để có thể hiểu được câu nói trên trước tiên ta phải
hiểu những khái niệm cơ bản mà chủ yếu ở đây là thế giới quan và phương pháp luận.
Khái niệm Thế giới quan: Thế giới quan chính là biểu hiện của cách nhìn bao quát (bức tranh)
đối với thế giới bao gồm cả thế giới bên ngòai, cả con người và cả mối quan hệ
của người – thế giới (tức là mối quan hệ của người đối với thế giới). Nó quy định
thái độ của con người đối với thế giới và là kim chỉ nan cho hành động của con
người.
Từ khái niệm trên ta có thể rút ra một điều đó là
thế giới quan là tư tưởng cơ bản trong tư duy của mỗi con người. Chính vì vậy
nó quy định thái độ, hành động của con người với xã hội và mỗi người sẽ có thế
giới quan khác nhau. Nhưng chung quy lại sẽ có 3 loại thế giưới quan cơ bản
theo sự phân chia của các nhà triết học:
-
Thế giới quan huyền thoại: “phương thức
cảm nhận thế giới của người nguyên thủy. ở thời kỳ này, các yếu tố tri thức và
cảm xúc, lý trí và tín ngưỡng, hiện thực và tưởng tượng, cái thật và cái ảo,
cái thần và cái người, v.v. của con người hoà quyện vào nhau thể hiện quan niệm
về thế giới”. Điều này có thể thấy ở thế giới quan huyền thoại, con người và thần
không có sự khác biệt. Và thần thánh được đưa ra như một lời giải thích cho
chính những sự vận động của giới tự nhiên. Và sự giải thích này có thể đúng, có
thể sai, không thể phủ định hoàn toàn nhưng cũng không thể khẳng định hoàn
toàn. Chính vì vậy dựa trên những nền tảng của thế giới quan huyền thoại là
manh nha của sự ra đời của thế giới quan tôn giáo. Tôn giáo ra đời ban đầu
chính là đa thần giáo, là những tôn giáo cấp thấp khi con người ta tin tưởng và
tôn thờ nhiều vị thần như cách để giải thích thế giới của con người thời bấy giờ.
Và như một sự tồn tại tất yếu của lịch sử thì đa thần giáo gần như bị loại bỏ,
các tôn giáo thờ nhiều vị thần đã gần như biến mất trên thế giới và chỉ còn lại
một số ít đến ngày nay. Thay thế cho đa thần giá chính là nhất thần giáo, vì
sao lại vậy vì nhất thần giáo thay thế cũng phản ánh quá trình phát triển tư
duy nhận thức của con người khi niềm tin lớn mạnh hơn. Quá trình này cũng đánh
dấu sự hình thành tư duy của loài người. Nếu như trước kia họ tôn thờ nhiều vị
thần thì nay chỉ cần 1 đấng toàn năng duy nhất và đấng toàn năng này điều khiển
giới tự nhiên. Một điểm bạn có thể dễ dàng nhận thấy đó là nếu như đa thần giáo
đại diện cho giới tự nhiên khi con người dựa vào giới tự nhiên để tồn tại thì mọi
sự thay đổi của giới tự nhiên đều khiến cho họ lo sợ, ở đây vật chất lại đang
chiến thắng chính ý thức. Thì đến nhất thần giáo, đấng toàn năng lại là đại diện
cho ý chí của chính con người, và đấng toàn năng sáng tạo ra giới tự nhiên thì
lại là ý thức điều khiển vật chất và con người thay vì lo sợ giới tự nhiên thì họ
lại điều khiển ngược lại giới tự nhiên vì đằng sau họ có một chỗ dựa vững chắc,
đó là đấng toàn năng hay gọi chung là các Sáng tạo thần.
-
Thế giới quan tôn giáo: “niềm tin tôn
giáo đóng vai trò chủ yếu; tín ngưỡng cao hơn lý trí, cái ảo lấn át cái thực, cái
thần vượt trội cái người”. Như đã phân tích ở trên, chúng ta có thể thấy rằng
tôn giáo được sản sinh trên nền tảng của huyền thoại. Nhưng khi đến thế giới
quan tôn giáo thì niềm tin trở nên rõ ràng, đó là niềm tin của cảm tính và định
kiến. Có thể thấy điều rõ ràng nhất chính là ý thức của con người trở nên vượt
trội so với vật chất. Con người dường như không quan tâm nhiều đến sự vận động
của giới tự nhiên và theo họ đã có một người lo, đó chính là các Sáng tạo thần
hay Đấng toàn năng. Họ tin tưởng rằng dù họ có làm bất cứ việc gì đi nữa, đúng
hay sai thì chỉ cần họ có niềm tin vào Chúa trời, thì việc đó là việc Chúa trời
sai bảo. Chính vì vậy khi mới ra đời, các tôn giáo thường mang mục đích tốt
lành đó là khuyến thiện con người, khuyên người đoạn ác tu thiện, làm theo những
điều lành mà không làm những điều ác. Nhưng theo sự phát triển, khi niềm tin cảm
tính vượt qua nhận thức thế giới, thì ranh giới đúng sai thiện ác bị xóa bỏ mà
thay vào đó chỉ còn là làm theo hay không làm theo ý chí của Chúa trời. Trong lịch
sử, điều này rõ ràng nhất là sự phân chia Thiên Chúa Giáo thành Chính Thống
Giáo[i] và
Công giáo[ii].
Trong khi Chính Thống giáo vẫn muốn duy trì những điều nguyên thủy cơ bản của
Thiên Chúa Giáo cũng như là niềm tin tinh thần cho con người thì Công giáo lại
biến thành thần quyền. Bắt người ta đặt niềm tin cảm tính tuyệt đối và không được
tồn tại niềm tin khác. Việc đưa ra niềm tin này là bắt buộc và họ bài trừ những
niềm tin khác (dù niềm tin đó chưa chắc đã là dối lập). Việc này xảy ra khi
chính giai cấp thống trị ở châu Âu muốn biến tôn giáo thành thần quyền để thống
trị người dân. Và họ chỉ cần người dân tin vào các Sáng tạo thần và họ là người
đại diện nói thay lời của các Sáng tạo thần. Sự kiện này ở bên Trung Quốc xuất
hiện khá muốn, khoảng thế kỷ 19 đó là sự ra đời của Thái Bình Thiên Quốc[iii].
Tuy nhiên nếu như nhất thần giáo tồn tại được ở Châu Âu thì nó lại thất bại ở
chính các nước Á Đông mà cụ thể nhất là Trung Quốc khi mà Thái Bình Thiên Quốc
không thể lập ra được Thiên Quốc của họ mà chỉ có tồn tại trong vòng hơn 10 năm
(1851-1864). Và một trong những nguyên nhân khiến cho Thái Bình Thiên Quốc thất
bại đó là khi họ đưa một vấn đề niềm tin cảm tính quá cao và tuyệt đối vào một
đất nước Á Đông, vốn coi trọng thuyết nhân quả và quy luật quan hệ xã hội loài
người (như một hình thức của niềm tin lý tính) hơn là vào các Sáng tạo Thần (niềm
tin cảm tính). Như vậy kết luận lại có thể thấy rằng lịch sử của thế giới quan
tôn giáo cũng là phản ánh sự nhận thức trong tư duy của chính con người qua từng
thời kỳ phát triển của xã hội loài người.
-
Thế giới quan triết học: “là thế giới
quan diễn tả quan niệm của con người dưới dạng hệ thống các phạm trù, quy luật
đóng vai trò như những bậc thang trong quá trình nhận thức thế giới. Với ý
nghĩa như vậy, triết học được coi như trình độ tự giác trong quá trình hình
thành và phát triển của thế giới quan”. Tuy nhiên vì là cả một quá trình tự
giác trong tư duy vậy nên thế giới quan triết học có một sự vận động vô cùng phức
tạp, sẽ đi dần tư nhận thức sai lầm đến nhận thức chân lý. Và quá trình này phụ
thuộc chính là con người có thể nhận thức giới tự nhiên đến đâu. Chính vì vậy
thế giới quan triết học mà đại diện là khoa học luôn vận động, và không ngừng
nhận thức. Cái sau phủ định cái trước như một tiến trình phát triển trong tư
duy nhận thức của xã hội và khoa học phải có đúng có sai vì nếu không có đúng
có sai thì khoa học sẽ ngừng lại và không thể phát triển được nữa. Cũng giống
như Hegels[iv]
phủ đinh Kant[v],
Feurbach[vi]
phủ định Hegels và đến Marx lại tiếp tục phủ định cả Hegles lẫn Feuerbach. Rõ
ràng niềm tin của thế giới quan triết học là niềm tin lý tính, là quá trình phủ
định không ngừng thế nhưng hiện nay lại một số người biến nó thành niềm tin cảm
tính là khoa học đúng hết và luôn tin vào khoa học mà bỏ qua niềm tin tôn giáo.
Chính vì vậy là cơ sở để hình thành nên hai thuyết, một là thuyết vô thần tuyệt
đối khi con người là trung tâm giới tự nhiên và điểu khiển giới tự nhiên thông
qua khoa học và thuyết thứ hai là hoài nghi luận là hoài nghi tất cả mọi niềm
tin tôn giáo và thần thoại nhưng không bao giờ hoài nghi tư duy của chính mình.
Đồng thời hình thành nên tôn giáo mới, đó là tôn giáo của khoa học.
Như vậy qua 3 khái niệm trên và một chút luận giải
thì chúng ta bắt đầu đi vào luận giải câu nói của Karl Marx “Tôn giáo là thuốc
phiện của nhân dân”
2. Luận giải “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân
dân.”
2.1. Hoàn cảnh
ra đời
Câu nói: “Tôn
giáo là thuốc phiện của nhân dân.” được trình bày ở trong lời nói đầu của
tác phẩm “Góp phần phê phán triết học pháp quyền Hegels” (1844). Vì vậy có thể
thấy rằng nội dung của tác phẩm này của Marx đối tượng chính lại là phê phán
triết học pháp quyền Hegels chứ không phải là phê phán tôn giáo, đồng thời Marx
không phải phủ định sạch trơn, ông chỉ đề tiêu đề tác phẩm là Góp phần phê phán,
tức ông muốn loại bỏ ra những cái duy tâm kỳ bí trong chính triết học pháp quyền
Hegels.
Như vậy có thể thấy hoàn cảnh ra đời của câu nói
này trong giai đoạn mà ở nước Đức đang có sự thịnh hành của hai tư tưởng là tư
tưởng triết học duy tâm của Hegels và triết học duy vật nhân bản của Feuerbach.
Feuerbach là một trong những người phê phán gay nhất chủ nghĩa duy tâm với ý niệm
tuyệt đối của Hegels và sự sáng tạo thế giới bằng ý niệm tuyệt đối. Vậy nên
cùng với đó Feuerbach cũng phê phán mạnh mẽ các tôn giáo duy tâm mà lúc đó thịnh
hành nhất ở Đức chính là Giáo hội Công giáo. Theo Feurerbach thì Chúa trời, hay
Đấng sáng tạo thực chất là do con người sáng tạo nên, là thể toàn vẹn toàn mĩ của
con người. Đây là điểm mấu chốt rất trong toàn bộ lời nói đầu mà ít người đọc để
ý đến nhưng lại rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng lớn đến những đoạn phân tích
sau này của Karl Marx.
2.2. Luận giải
“Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”
Bây giờ chúng ta sẽ đi đến phần luận giải câu nói
trên khi đặt trong bố cục toàn bộ bài viết của Karl Marx như sau:
Đối với nước Đức thì việc phê phán tôn giáo, về thực chất, đã kết thúc và việc phê phán tôn giáo là tiền đề của mọi sự phê phán khác.
Ngay từ câu mở đầu, Marx không hề phân tích, ông
đang đưa ra một thực tế đang xảy ra ở nước Đức, đó là ở Đức đã và đang có trào
lưu tư tưởng phê phán tôn giáo. Và theo Karl Marx thì về thực chất sự phê phán
tôn giáo đã kết thúc, nhưng điều đó không nghĩa là nó chấm hết, mà nó mở ra tiền
đề cho những sự phê phán trước. Đối chiếu lại lịch sử nước Đức giai đoạn 1844
thì trào lưu phê phán tôn giáo thực chất lúc đó khá mạnh mẽ và người khởi xướng
chính là Feurerbach. Vậy có thể thấy Marx không đưa ra trào lưu tư tưởng trên
mà ông ngay từ câu mở đầu chỉ là một câu nói mang tính nhận xét về sự kiện lịch
sử đã và đang xảy ra ở nước Đức. Bây giờ chúng ta sẽ đi đến đoạn tiếp theo:
Tồn tại dưới cõi trần của lầm lạc đã bị mất uy tín, một khi sự oratio pro aris et focis[vii] trên thượng giới của nó bị bác bỏ. Người nào đã đi tìm một tồn tại siêu nhân nào đó trong tính hiện thực ảo tưởng trên thượng giới mà chỉ tìm thấy có sự phản ánh của bản thân mình, thì người đó không còn mong muốn chỉ tìm thấy cái bề ngoài của bản thân mình, cái không-phải-là-con-người, - ở nơi mà người đó đang tìm và phải tìm tính hiện thực chân chính của mình.
Tiếp theo ở đoạn này Karl Marx đã viết rất rõ ràng
khi ông ta mô tả một hiện thực đối với những người có niềm tin tôn giáo. Marx
mô tả có một thực tế đang tồn tại trong việc phê phán tôn giáo, đó òa: những lý
lẽ để đưa ra bảo vệ tôn giáo, những lời tự tán dương về tôn giáo, những lý lẽ bảo
vệ đức tin tôn giáo đã và đang bị bác bỏ ở ngay chính cõi trần lầm lạc tức là ở
hiện thực xã hội. Những con người đã và đang đi tìm một đáng toàn năng trong
tôn giáo ở ngay trong hiện thực xã hội của Đức lúc bấy giờ đặc biệt là ở giới
trí thức khi mà khoa học đang ngày càng phát triển lên thì họ dường như cảm thấy
không tìm thấy được đấng toàn năng mà chỉ là một phần hình ảnh của chính họ ẩn
đằng sau các tôn giáo. Chính vì vậy ở nơi đó, những trí thức mới của Đức bắt đầu
chuyển hướng, thay vì họ đăt ra câu hỏi Chúa là ai và ở đâu thì câu hỏi mà họ đặt
ra lại là tại sao lại có hình ảnh của ta xuất hiện trong Chúa, và điều này thôi
thúc nhiều người trong giới tinh hoa tìm lại vậy thực tế con người ta là ai, ta
xuất hiện trước Chúa hay Chúa xuất hiện trước ta. Toàn bộ cả đoạn viết là một
hiện thực xã hội mà do Marx đưa ra, khi mà niềm tin cảm tính bị thay thế bởi những
nghi vấn và sự phát triển của thuyết hoài nghi luận. Marx hoàn toàn không phân
tích hay nhận xét mà ông chỉ vẽ lại thực tế hình ảnh tư tưởng của giới trí thức
Đức ở thời kỳ phê phán tôn giáo. Tuy nhiên cơ sở nào khiến cho giới trí thức đặt
ra câu hỏi như vậy, Marx đã trình bày cụ thể luận điểm cơ sở của chính
Feurerbach ở đoạn tiếp theo, đây cũng là hạt nhân chính, là tiền đề cho sự phê
phán tôn giáo ở Đức đã và đang diễn ra:
Căn cứ của sự phê phán chống tôn giáo là: con người sáng tạo ra tôn giáo chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người. Cụ thể là: tôn giáo là sự tự ý thức và sự tự cảm giác của con người chưa tìm được bản thân mình hoặc đã lại để mất bản thân mình một lần nữa. Nhưng con người không phải là một sinh vật trừu tượng, ẩn náu đâu đó ở ngoài thế giới. Con người chính là thế giới con người, là nhà nước, là xã hội. Nhà nước ấy, xã hội ấy sản sinh ra tôn giáo, tức thế giới quan lộn ngược, vì bản thân chúng là thế giới lộn ngược. Tôn giáo là lý luận chung của thế giới ấy, là cương yếu bách khoa của nó, là lô-gích dưới hình thức phổ cập của nó, là point d'honneur[viii] duy linh luận của nó, là nhiệt tình của nó, là sự chuẩn y về mặt đạo đức của nó, là sự bổ sung trang nghiêm của nó, là căn cứ phổ biến mà nó dựa vào để an ủi và biện hộ. Tôn giáo biến bản chất con người thành tính hiện thực ảo tưởng, vì bản chất con người không có tính hiện thực thật sự. Do đó, đấu tranh chống tôn giáo là gián tiếp đấu tranh chống cái thế giới mà lạc thú tinh thần của nó là tôn giáo.
Đây là một luận điểm cơ bản của triết học nhân bản
Feurebach, là một người đã từng theo nhóm Hegels trẻ và chịu ảnh hưởng nhất định
từ Feurerbach, Marx đã chỉ ra vấn đề tư duy sâu thẳm nằm trong chính cách suy
nghĩ của những người trí thức thời đấy đó là: con người sáng tạo ra tôn giáo chứ
tôn giáo không sáng tạo ra con người. Đây là một luận điểm rất hay mà bản thân
Marx cũng đồng tình với Feurebach ở trong một số điểm đó chính là phủ định quá
trình tạo ra con người của các Đấng toàn năng, nó là tiền đề sau này cho các vấn
đề triết học cơ bản của Karl Marx đó chính là giới tự nhiên bản thân nó là một
thể thống nhất, toàn diện và hoàn mĩ, Chính giới tự nhiên đã tồn tại từ rất lâu
rồi bản thân tự giới tự nhiên tạo ra chính nó cũng như vận đồng chính nó. Vậy
nên con người với tư cách là một bộ phận của giới tự nhiên thì sẽ phải là sản
phẩm của giới tự nhiên chứ không phải của một Đấng toàn năng nào. Quan điểm này
của Karl Marx cũng giống với quan điểm của các tư tưởng tôn giáo phương Đông,
ví dụ như Phật giáo coi rằng vũ trụ bản thân nó đã tự có và tự vận động, không
có sự sáng chế ra giới tự nhiên nào. Cũng thế với quan điểm Đạo giáo Trung Quốc
thì khởi nguyên của vũ trụ là Đạo, từ bản thân từ thuở Hồng mông đã có Đạo và Đạo
là sản sinh ra mọi vật với tư cách là khởi thủy ban đầu của chính giới tự
nhiên.
Quan điểm thứ hai Marx đồng tình đó chính là con
người sáng tạo ra tôn giáo chứ tôn giáo không sáng tạo ra con người. Điểm mấu
chất ở quan điểm này cũng dựa trên một sự thật lịch sử, đó là các tôn giáo trên
thế giới đều ban đầu xuất phát từ những bài giảng của của những vị mà ta tạm
coi là giáo chủ ban đầu. Giống như Thiên Chúa Giáo từ bài giảng của Chúa Giesu
hay Hồi giáo là từ nhà tiên tri Mohamed. Đây đều là những con người có thật
trong lịch sử, họ đưa ra những triết lý, những bài giảng không phải thông qua
việc bịa đặt hay áp đặt. Mà xuất phát từ chính quá trình nhận thức thế giới của
họ, những bài giảng này đi đến từng con người với vai trò dạy cho con người một
quá trình nhận thức thế giới khách quan thông qua thực tế và ý thức của họ. Tuy
nhiên những bài giảng, tư tưởng này cũng phải chịu theo quy luật tồn tại của lịch
sử, đó là khi có nhiều môn đồ, thì sẽ được nâng cấp lên từ những bài giảng, tư
tưởng thành giáo lý, giáo lý và niềm tin là cơ sở hình thành nên tôn giáo. Có
thể hiểu một cách đơn giản là bản thân những giáo chủ đầu tiên mục đích ban đầu
của họ chỉ là giúp cho đại bộ phận nhân dân nhận thức xã hội và tự ý thức, tuy
nhiên cuối cùng những bài giảng, tư tưởng lại được đưa lên thành giáo lý và
thay thế một sự tự ý thức, một niềm tin lý tính thành những niềm tin cảm tính
vào chính những giáo lý như vậy. Kết quả là tôn giáo hình thành và quá trình
này đều được thực hiện sau khi chính những vị giáo chủ đời đầu tiên đó đã không
còn nữa mà là sau này do các môn đồ của ông. Vậy nên một sự thật khá hiển nhiên
là quá trình hình thành tôn giáo lại diễn ra sau và cụ thể là chính con người
sáng tạo nên tôn giáo như một quá trình tất yếu của lịch sử. Chính vì vậy Marx
không hề phê phán các quan điểm, tư tưởng hay các bài giảng tôn giáo nguyên thủy,
ông chỉ đưa ra một thực tế là niềm tin cảm tính vào giáo lý và tôn giáo sau này
là do chính con người đặt ra quy định người theo đạo tôn giáo đó phải học theo.
Và ở đó Marx bảo con người đã đánh mất sự tự ý thức cũng như niềm tin lý tính của
chính mình. Ở điểm này có một câu chuyện khá hay giữa một vị cha xứ và một vị
hòa thượng như sau: vị cha xứ bảo rằng Phật giáo và Thiên Chúa giáo là hoàn
toàn giống nhau, vì Phật giáo khuyên tin Phật, và Thiên Chúa giáo khuyên tin
Chúa, nhưng vị hòa thượng lại bảo không giống nhau là vì Phật giáo không khuyên
tin Phật đầu tiên mà trước tiên phải là tin chính mình, đó chính là sự tự ý thức
của con người, là cách để tìm lại bản thể của con người. Và điểm khác biệt cơ bản
đó là Chúa là Đấng toàn năng sáng tạo nên vạn vật, nhưng Phật chẳng sáng tạo
nên gì, Phật là người giác ngộ và thấu hiểu vũ trụ (giới tự nhiên và chính bản
thể của mình) như chính giới tự nhiên đó có. Và với quá trình biến đổi như vậy,
Marx một lần nữa chỉ ra là tư duy của con người đang bị đảo lộn với chính lịch
sử, đó là con người sáng tạo ra tôn giáo, nhưng họ lại được dạy rằng tôn giáo
sáng tạo ra con người – một paradox vô cùng lớn trong chính tư duy của con người.
Đến đây thì Marx đưa ra một nhận xét rất hay:
Tôn giáo là lý luận chung của thế giới ấy, là cương yếu bách khoa của nó, là lô-gích dưới hình thức phổ cập của nó, là point d'honneur duy linh luận của nó, là nhiệt tình của nó, là sự chuẩn y về mặt đạo đức của nó, là sự bổ sung trang nghiêm của nó, là căn cứ phổ biến mà nó dựa vào để an ủi và biện hộ. Tôn giáo biến bản chất con người thành tính hiện thực ảo tưởng, vì bản chất con người không có tính hiện thực thật sự. Do đó, đấu tranh chống tôn giáo là gián tiếp đấu tranh chống cái thế giới mà lạc thú tinh thần của nó là tôn giáo..
Đó chính là trong thế giới ấy, tôn giáo tạo nên tất cả những
sự chuẩn ye về mặt đạo đức cho chính con người, là một sự tư duy của con người
dựa trên niềm tin cảm tính, và vì bản chất của con người vốn không có tính hiện
thực thật sự nên tôn giáo đã giúp đưa bản chất con người thành những hiện thực ảo
tưởng. Vấn đề được đăt ra chính là bản chất con người là gì, rất khó có thể trả
lời, vì thực tế đều biết trong cặp phạm trù bản chất và hiện tượng thì hiện tượng
là cái biểu hiện ra bên ngoài thực tế, là biểu hiện sự vận động của chính bản
chất, nhưng bản chất về cơ bản nó có tồn tại nhưng lại không có thực thể, nó có
tồn tại vì nó tồn tại mới tạo nên hiện tượng, nhưng thực sự nó không có thực thể.
Cũng giống như lực hấp dẫn luôn tồn tại nhưng thực thể của lực hấp dẫn là gì,
không thể thấy được và nó chỉ biểu hiện ra nhiều hiện tượng, Ví dụ như lực hút
của trái đất. Cũng thế khối lượng là một bản chất, nhưng lại không có thực thể,
người ta chỉ có thể xác định nó có tồn tại thông qua sự tồn tại của lực và năng
lượng là những hiện tượng bên ngoài mà thôi. Chính vì vậy Khổng Tử đã từng dạy:
nhân chi sơ tính bổn thiện, tức là tính ban đầu, hay cái gắn với con người là
thiện, thiện là đặc tính bản chất con người (cũng giống như đã là vàng thì sẽ
có ánh kim và dẫn điện), nhưng liệu thiện là gì có ai thấy được nó không. Không
thể thấy được và con người ta chỉ có thể thấy được thiện thông qua những hiện
tượng cụ thể như nhân từ, bác ái, sự dũng cảm, hay sự liêm sỉ v…v… Và tôn giáo
với đã giúp cho bản chất con người thành những hiện thực ảo tưởng thông qua một
hình tượng con người với đầy đủ tất cả những phẩm chất cao đẹp đó với những sự
chuẩn mực đạo đức của nó. Tại sao lại gọi là hiện thực ảo tưởng vì lúc đó ở
ngay chính Châu Âu, người ta dạy về tôn giáo, dạy về tin tưởng vào Đấng toàn
năng nhưng không ai cho rằng con người có thể làm được như Đấng toàn năng đó.
Con người ta có thể cả đời tin vào Chúa, vào đức hạnh của Chúa, nhưng không dám
tin, dám nghĩ rằng mình được học giáo lý của Chúa để trở thành đáng toàn vẹn
toàn mĩ như Chúa mà họ chỉ yên lòng với cái hiện thực họ mãi là con chiên ngoan
đạo của Chúa. Và như vậy Chúa trời từ gần lại biến thành xa, mãi mãi chỉ là ảo
tưởng trong tư duy của mỗi con chiên. Vậy nên câu cửa miệng của chính những
giáo đồ là: chỉ có Chúa mới làm được như vậy còn chúng ta không thể nào làm. Vì
đó là thánh nên thánh mới làm được như vậy còn chũng ta không có năng lực làm.
Và đó là hiện thực mà lại ảo tưởng. Đến đây Marx đi đến một nhận xét đó chính
là, đấu tranh chống tôn giáo gián tiếp là đấu tranh chống cái thế giới mà lạc
thú tinh thần của nó là tôn giáo. Tức là không phải xóa bỏ tôn giáo mà là loại
bỏ tính lạc thú tinh thần của chính xã hội châu Âu lúc bấy giờ, đó là loại bỏ
tính ảo tưởng của nó mà ngược lại đưa nó trở thành một hiện thực thực sự, biến
nó từ chính sự tồn tại trong tư duy thành cuộc sống thực sự. Điều này, dường
như có vẻ trùng với suy nghĩ của Marx bởi ông là người coi trọng thực tiễn hơn
vấn đề lý luận suông trong tư duy, và nó thể hiện qua chính câu nói của ông:
“Các nhà triết học chỉ lo giải thích thế giới theo cách này hay cách khác. Vấn
đề là cải tạo nó thế nào.”. Vậy nhưng do đâu mà con người ta lại biến tôn giáo
thành một sự hiện thực trong ảo tưởng, điều này được Marx nói rất rõ ở đoạn tiếp
theo, đó chính là do quá trình lao động sản xuất vật chất, do hiện thực xã hội
đã đẩy nhân dân tìm đến những lạc thú tinh thần là tôn giáo, tìm đến những sự
hiện thực ảo tưởng và sống mãi với chính ảo tưởng đó ở đoạn tiếp theo:
Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng giống như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân. Xóa bỏ tôn giáo, với tính cách là xóa bỏ hạnh phúc ảo tưởng của nhân dân, là yêu cầu thực hiện hạnh phúc thực sự của nhân dân. Yêu cầu từ bỏ những ảo tưởng về tình cảnh của mình cũng là yêu cầu từ bỏ cái tình cảnh đang cần có ảo tưởng. Do đó, việc phê phán tôn giáo là hình thức manh nha của sự phê phán cuộc sống khổ ải mà tôn giáo là vòng hào quang thần thánh của nó.
Ở đoạn này,
Marx đã vận dụng phép biện chứng để phản ánh hiện thực xã hội cũng như phản ánh
chính sự phản ánh sự tha hóa của chính Tôn giáo. Nếu như trong một xã hội tư bản
chủ nghĩa đầy rẫy những áp bức bóc lột bất công, nhân dân lao động giường như
không tìm thấy được cho mình một cuộc sống tạm đủ. Đối với họ giường như việc
lo cho đủ ba bữa cơm trong một ngày giường như quan trọng hơn bất cứ việc nào
khác. Cũng như vậy, người dân lao động hàng ngày phải sống với trung bình từ
12-14 tiếng lao động trong công xưởng, thậm chí là 18-20 tiếng thì giường như họ
không thể có lấy một đời sống tinh thần thực sự. Với sự bóc lột lao động đến mức
cùng cực và kiệt quệ như vậy thì đời sống tinh thần của người dân cũng ngày
càng nghèo nàn hơn. Karl Marx đã từng mô tả, cuộc sống của giai cấp vô sản dường
như chỉ quay xung quanh việc lao động, ăn, ngủ và duy trì nòi giống. Ngoài 4 việc
đấy ra thì giai cấp vô sản dường như chẳng còn một tý chút thời gian dư dả nào
cả, vậy nên chính vì thế đời sống tôn giáo của họ cũng nghèo nàn như vậy. Con
người ta chỉ chăm lo cho bữa ăn nhiều hơn là tuân theo những chuẩn mực đạo đức
của tôn giáo, bởi lẽ trong nhận thức của họ thì bữa ăn là cái cần thiết tối thiểu
còn không đủ thì làm sao có thể học theo những chuẩn mực đạo đức hay giáo lý
tôn giáo. Vì vậy sự nghèo nàn của tôn giáo chỉ quay lại một niềm tin cảm tính
duy nhất, đó là hãy tin vào Đấng toàn năng năng và Đấng toàn năng sẽ phù hộ cho
bạn, còn lại thậm chí người dân còn chẳng thể nhận thức được Đấng toàn năng là
ai, và dạy cho những gì. Thậm chí đến cả 10 điều răn của Chúa gửi cho Moses[ix]
có lẽ nếu ở trong xã hội tư bản thì chỉ có thể là 1 tảng đá nên trưng bày trong
viện bảo tàng cho đẹp bởi nhân dân lao động chẳng thể quan tâm đến nó là gì, và
nó có gì. Sự nghèo nàn ấy của tôn giáo cũng chính là sự nghèo nản thực tế của
xã hội, nhưng lại là sự phản kháng chống lại chính cái nghèo nàn ấy. Nhân dân
lao động đã mất hết niềm tin, họ cảm thấy họ chỉ sống trong một xã hội áp bức
và bất công, nhưng họ không tìm được cách giải quyết cho sự khổ đau về mặt vật
chất, vậy nên họ tìm đến tôn giáo như một liều thuốc giảm đau, giúp họ tạm thời
quên đi những nỗi đau hàng ngày họ đang phải đối diện. Vậy nên Marx một lần nữa
khẳng định, tôn giáo chính là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là cách để
họ tạm thời lấy lại được sự sống sau những giờ lao động mệt mỏi và căng thẳng.
Cũng đồng thời đó là trái tim của thế giới không có trái tim, là tinh thần của
trật tự không có tinh thần. Tại sao lại như vậy, bởi lẽ nếu không có tôn giáo
thì thật sự nhân dân lao động sẽ không còn là con người, họ sẽ biến thành những
cái máy vô cảm làm việc trong các băng truyền hay con rô bốt không có trái tim
giống như trong câu chuyện phù thủy xứ Oz[x],
và cũng chính trong xã hội đó, một xã hội mà đời sống tinh thần nghèo nàn nhất
thì tôn giáo lại món ăn tinh thần duy nhất mà họ bởi vậy mới là tinh thần của
trật tự không có tinh thần. Có thể nói ở tôn giáo, con người lao động mới tìm
thấy được phần người ít ỏi còn sót lại ở trong cuộc sống của họ, để họ hiểu rằng
họ không phải là những cỗ máy vô cảm, mà họ là con người, họ có tình cảm, có lý
trí và có cả sự nhận thức. Những điều mà một con rô bốt không thể tìm thấy trên
băng chuyền sản xuất hay những người công nhân cũng vậy. Đến đây Karl Marx đưa
đến một kết luận nổi tiếng:
“Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”
Có thể thấy mâu thuẫn của vấn đề đã được đưa lên đến đỉnh
điểm, dường như nhiều người nghe đến câu nói này sẽ nghĩ ngay đến Marx đang ám
chỉ tôn giáo là một thứ tiêu cực, gây tổn hại đến nhân dân và cần phải xóa bỏ.
Hoặc theo một hình tượng khác thì tôn giáo là tiêu cực của xã hội cũng giống
như thuốc phiện vậy. Nhưng thực chất thì không hẳn như thế, để hiểu thêm điều
này cho rõ hơn, chúng ta hãy đến với một đoạn trong cuốn “Tình cảnh giai cấp công
nhân Anh” của Engels[xi]
có viết như sau:
Ngoài ra, còn nhiều nhân tố khác làm cho sức khoẻ của một số đông công nhân giảm sút. Trước hết là tệ nghiện rượu. Mọi thứ hấp dẫn và cám dỗ liên kết lại để lôi kéo người lao động tới chỗ rượu chè. Đối với họ, hầu như chỉ có một nguồn vui duy nhất là rượu mạnh, và mọi thứ dường như cùng nhau đẩy họ đến với nó. Người công nhân khi tan tầm về nhà, đã mệt mỏi rã rời; mà nhà cửa thì thiếu tiện nghi, lạnh lùng, ẩm thấp, bẩn thỉu; anh ta rất cần tiêu khiển, cần cái gì đó để cảm thấy còn đáng làm việc, cái gì đó làm dịu được viễn cảnh của ngày mai khổ cực; sự mệt mỏi, bực dọc và ưu phiền của anh ta, một phần do sức khoẻ kém, nhất là vì tiêu hoá không tốt gây ra, đã tăng đến cực độ, do tất cả các điều kiện sinh hoạt khác của anh ta: đời sống bấp bênh, phụ thuộc vào mọi thứ may rủi, không thể tự làm gì để cải thiện tình cảnh của mình; cơ thể của anh ta, suy yếu vì không khí và thức ăn tồi tệ, đòi hỏi mãnh liệt một chất kích thích nào đó từ bên ngoài; nhu cầu xã giao của anh ta chỉ có thể được thoả mãn ở quán rượu, vì không còn nơi nào khác để anh ta gặp bạn bè. Thế thì anh ta làm sao tránh được sự lôi cuốn mạnh mẽ của rượu và chống lại được sự cám dỗ ấy? Ngược lại, ở hoàn cảnh ấy, phần lớn người lao động, do nhu cầu thể chất và tinh thần, nhất định phải sa vào rượu chè. Ngoài các lí do có thể nói là tự nhiên ấy, còn cả gương xấu của số đông, sự thiếu giáo dục, không thể giữ cho thanh niên tránh khỏi cám dỗ; nhiều khi lại là ảnh hưởng trực tiếp, khi cha mẹ nghiện rượu tự mình đem rượu cho con uống; niềm tin rằng: nhờ hơi men có thể lãng quên, ít ra là trong vài giờ, những khổ cực và áp bức của cuộc đời; và còn hàng trăm tình huống khác, chúng tác động mạnh đến nỗi thật không thể trách người lao động vì họ thích uống rượu. Ở đây nghiện rượu không còn là một tật xấu, mà người mắc phải có thể bị chê trách; nó là một hiện tượng tất nhiên, hậu quả không thể tránh khỏi của những điều kiện nhất định, tác động tới một đối tượng mất hết ý chí của mình. Phải chịu trách nhiệm về việc này, chính là những kẻ đã biến người lao động thành đối tượng như thế. Nhưng bản thân sự nghiện rượu khiến thể xác và tinh thần của nạn nhân phải chịu tác động hủy hoại, điều đó cũng tất nhiên như việc đại đa số công nhân nghiện rượu. Nó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh do điều kiện sinh hoạt của công nhân gây nên; tạo điều kiện cực kì thuận lợi cho bệnh phổi, bệnh đường ruột, kể cả thương hàn, phát sinh và lan rộng.
Một nguyên nhân khác của tình trạng sức khỏe tệ hại của giai cấp công nhân là: khi ốm đau, họ không thể được thầy thuốc giỏi cứu chữa. Thực ra, một số cơ quan từ thiện đã tìm cách bù đắp thiếu sót ấy; như bệnh viện Manchester, hàng năm chữa cho 22.000 bệnh nhân, trong đó có một số được điều trị ngay tại bệnh viện, số khác được khám và cấp thuốc. Nhưng với một thành phố mà Gaskell5* ước lượng là hàng năm có đến 3/4 dân số cần được chăm sóc y tế, thì điều ấy có thấm vào đâu? Bác sĩ ở Anh lấy tiền khám chữa bệnh rất cao, người lao động không trả nổi. Do đó họ đành không chạy chữa gì, hoặc buộc phải tìm đến những tên lang băm lấy công rẻ, và những thứ thuốc bịp bợm, chung quy lợi ít hại nhiều. Trong tất cả các thành phố ở Anh có rất nhiều kẻ như vậy, họ kiếm khách trong những giai cấp nghèo khổ nhất, bằng mọi thứ quảng cáo, áp-phích, và các mánh khoé khác. Ngoài ra, người ta còn bán rất nhiều thứ "thuốc được cấp bằng" (patent medicines), trị bách bệnh: Thuốc viên Morrison, Thuốc viên Bổ khí Parr, Thuốc viên Bác sĩ Mainwaring và hàng ngàn loại thuốc viên, tinh dầu, dầu thơm khác; cái nào cũng có tác dụng chữa khỏi đủ thứ bệnh. Những thuốc ấy thực ra ít có chất gây hại trực tiếp, nhưng dùng lâu và dùng nhiều thì vẫn có hại cho cơ thể; và vì người lao động, vốn không thạo về thuốc men, lại được tuyên truyền là phải dùng chúng càng nhiều càng tốt, nên không có gì lạ khi họ nốc hàng loạt thuốc ấy, mà chẳng biết có nên hay không. Nhiều khi chủ xưởng Thuốc viên Bổ khí Parr trong một tuần bán được đến 20-25 nghìn hộp thuốc thần hiệu ấy, thứ thuốc mà người này dùng để trị táo bón, người kia dùng để chữa ỉa chảy, người khác uống khi bị sốt, suy nhược toàn thân và mọi loại bệnh. Cũng như nông dân Đức đến những mùa nào đó thì đặt bầu giác hoặc chích máu, công nhân Anh uống những "thuốc được cấp bằng" chỉ để làm hại chính mình, đồng thời làm đầy túi tiền của các chủ xưởng bào chế. Trong đó, có hại bậc nhất là một thứ thuốc nước, chế bằng các chất thuốc phiện, chủ yếu là laudanum[xii], và đem bán rộng rãi với cái tên "dung dịch bổ Godfrey". Những phụ nữ làm việc ở nhà và phải nuôi con mình hoặc con người khác, thường cho trẻ uống thứ thuốc ấy để chúng ngủ yên, hoặc như nhiều người tưởng, để chúng khoẻ thêm. Người ta thường cho trẻ con dùng thuốc ấy ngay từ khi mới đẻ, không hề để ý đến loại thuốc "bổ" ấy có hại hay không, và cứ tiếp tục cho uống đến khi chúng chết. Cơ thể đứa trẻ càng ít thụ cảm với tác dụng thuốc phiện thì người ta càng tăng liều dùng. Nếu thuốc ấy không có tác dụng nữa thì họ cho trẻ uống laudanum nguyên chất, thường một lần 15-20 giọt. Viên dự thẩm ở Nottingham đã xác nhận trước một tiểu ban của chính phủ7* rằng, theo lời một dược sĩ, thì trong một năm hắn đã dùng đến 13 tạ si-rô để chế ra "dung dịch bổ Godfrey". Cách điều trị ấy gây ra hậu quả thế nào đối với trẻ con, điều đó cũng dễ thấy. Chúng dần trở nên xanh xao, uể oải, yếu ớt, đa số chết dưới hai tuổi. Thứ thuốc này rất thông dụng trong mọi thành phố lớn và khu công nghiệp ở Anh.
Có thể thấy rằng thông qua đoạn trích dẫn trên thì
rõ ràng tình cảnh giai cấp lao động thời của Karl Marx và Engels là vô cùng khốn
khổ, điều này dẫn đến họ tìm đến nghiện rượu như một loại thú vui tinh thần vì ở
đó họ còn có thể giao tiếp xã hội với nhau, họ còn tìm thấy phần con người ở
trong chính họ. Tệ nghiện rượu cũng giống như thú vui tinh thần tôn giáo đi nhà
thờ vậy để có thể tìm thấy và cảm nhận thấy mình là con người. Vậy nên khi ví
tôn giáo là thứ gây nghiện thì thực chất Marx lại muốn ám chỉ rằng vào thời đó
là lúc mà con người còn cảm thấy họ là chính con người và họ có thể tìm được bản
thân mình ở những thú vui tình thần còn lại duy nhất này mà không phải là máy
móc hay con vật. Nhưng xa hơn nữa nếu đọc ở dưới, bạn có thể thấy trong điều kiện
nghèo nàn vật chất thì thời của Marx người công nhân và nhân dân lao động còn
không có được những điều kiện chăm sóc y tế tối thiểu. Chính vì vậy nên họ tìm
đến laudanum hay là một loại cồn thuốc phiện. Cồn thuốc phiện ở thế kỷ 19 được
dùng như một thứ thuốc chữa bách bệnh, từ bệnh tiêu chảy, ho, cảm cho đến bệnh
đau xương, đau khớp, bởi vì thực chất cồn thuốc phiện không hề chữa bệnh là
giúp cho xoa dịu đi những nỗi đau đớn vì bệnh tật của con người. Vậy nên Marx
và Engels đều khẳng định chúng dường như vô hại và có tác dụng, nhưng nó không
phải là thuốc, vì vậy nó không giải quyết được bệnh trạng của con người và con
người vẫn phải chịu bệnh trạng như vậy cuối cùng vẫn chết, có chăng chỉ là sự
đau đớn giảm đi mà thôi. Cũng thế tôn giáo là liều thuốc giảm đau hữu hiệu đối
với những đau khổ của giai cấp vô sản thời bấy giờ, là món ăn tinh thần an ủi
cho chính nhân dân lao động. Nhưng nó không thể giải quyết được sự đau khổ mà
chỉ giúp người ta giảm bớt nỗi đau khổ với một niềm tin cảm tính còn lại duy nhất
vào các đấng toàn năng sẽ cứu vớt linh hồn họ (bởi bản thân tôn giáo lúc đó
cũng nghèo nàn như chính tác dụng chữa bệnh của cồn thuốc phiện vậy). Vậy nên
và như vậy con người vẫn phải đối mặt với những đau khổ đó và muốn giải quyết nỗi
đau đó thì không gì hơn là phải tìm lại chính mình, tìm lại được bản thân con
người, đưa một hiện thực ảo tưởng thành một hiện thực thực sự dù nó không có thực
thể. Cũng giống như một người bệnh không thể dùng mãi cồn thuốc phiện mà phải đứng
lên để tự đi khám để biết được bệnh của mình và tìm ra loại thuốc có thể chữa bệnh
cho chính mình. Không ai có thể làm thay họ việc đó, kể cả bác sĩ, bởi nếu bệnh
nhân không chịu khám thì bác sĩ mãi mãi chẳng thể cho họ biết họ mắc bệnh gì và
cần dùng thuốc gì. Vậy nên Marx không hề phê phán tôn giáo là thứ hại nhân dân,
trái lại ông đang mô tả thực sự đó là liều thuốc tính thần còn lại duy nhất để
giúp người dân tìm lại được chính họ còn là con người trong một xã hội vốn
không có tình người, là liều thuốc giảm đau duy nhất đối với những đau khổ mà
nhân dân lao động đang phải gánh chịu trong chính xã hội tư bản.
Sự phê phán đã vứt bỏ khỏi những xiềng xích các bông hoa giả trang điểm cho chúng, không phải để loài người cứ tiếp tục mang những xiềng xích ấy dưới cái hình thức chẳng vui thích và thú vị gì, mà để loài người vứt bỏ chúng đi và giơ tay hái lấy bông hoa thật. Việc phê phán tôn giáo đang làm cho con người thoát khỏi ảo tưởng, để con người suy nghĩ, hành động, xây dựng tính hiện thực của mình với tư cách là con người thoát khỏi ảo tưởng, trở nên có lý tính; để con người xoay quanh bản thân mình và cái mặt trời thật sự của mình. Tôn giáo chỉ là cái mặt trời ảo tưởng xoay quanh con người chừng nào con người chưa bắt đầu xoay quanh bản thân mình.
Ở đoạn tiếp theo này, ta có thể thấy Karl Marx bắt
đầu chỉ ra việc phê phán tôn giáo thực chất không phải là xóa bỏ tôn giáo. Bởi
lẽ ở ngay câu đầu ta có thể thấy Marx đưa ra những ví dụ ẩn dụ, cái xiềng xích
trói buộc con người chính là chủ nghĩa tư bản và hiện thức bóc lột nặng nề, cái
bông hoa giả chính là những nhận thức tôn giáo ngay tại nước Đức thời bấy giờ.
Nhận thức tôn giáo mang tính lầm lạc và cứu rỗi con người về mặt tinh thần
nhưng không thể nào cứu rỗi chính bản thân con người đó. Đó chính là hiện thực
của các nước Châu Âu thế kỷ 19 khi mà tôn giáo chỉ còn là cái vỏ bọc để bảo vệ
cho chế độ bóc lột của CNTB, tôn giáo mất đi cái bản chất giáo dục nhân cách của
con người và chỉ còn là những hiện tượng tinh thần mang tính ảo tưởng. Và nhiệm
vụ của việc phê phán tôn giáo chính là bản thân con người phải vứt bỏ những lầm
lạc ảo tưởng mà do chính các tôn giáo đang sử dụng để con người quên đi những nỗi
đau khổ thực tại mà họ đang phải đối mặt. Đồng thời Marx cũng nhấn mạnh đó là
con người phải bỏ đi những bông hoa giả và lấy những bông hoa thực, những bông
hoa đẹp đẽ vẫn là hình ảnh ẩn dụ của chính tôn giáo, vậy việc phê phán tôn giáo
chính là bỏ đi tôn giáo ảo tưởng để đi đến tôn giáo thực tại. Các tôn giáo thường
nói về thiên đường, đó là chỉ cần con người nghe lời chúa thì họ sẽ được lên
thiên đường và đó là điều mà nhà thờ đã và đang dạy họ. Nhưng để làm cụ thể như
thế nào mới được lên thiên đường thì nhà thờ lại không chỉ ra cho họ. Chính vì
vậy thiên đường mãi mãi là ảo tưởng và bản thân người dân lao động vẫn hàng
ngày sống cảnh nghèo nàn, thất học, đói kém. Họ không dám và không thể tự xây dựng
ước mơ cho chính mình. Và nhiệm vụ lấy lại được bông hoa thật là thực sự người ta
phải đưa tôn giáo thực sự với ý nghĩa tôn chỉ ban đầu là giáo dục nhân cách đạo
đức cho chính con người vào thực tế. Có lẽ một ví dụ khá hay khi chúng ta liên
hệ điểm này tới tác phẩm: “Những người khốn
khổ của Victor Hugo, đó là khi tên tội phạm Jean Vajean ăn cắp toàn bộ những bộ
đồ bạc trong một nhà thờ và bị bắt lại. Thì chính vị cha sứ lại bảo rằng ông ta
cho Jean Vajean và bản thân Jean Vajean lại để quên đôi chân nến bằng bạc. Điều
này đã thực sự thay đổi chính tâm hồn của Jean Vajean giống như lời người cha sứ
nói: Ta đã mua linh hồn của ông cho Chúa rồi. Một sự thay đổi trong nhận thức của
một con người cá nhân đã giúp chính ông ta vượt lên trên khỏi cuộc sống đó là sống
với một con người theo chúa thực sự là thị trưởng Madeleine và Jean Vajean sau
này. Tuy nhiên xét cho đến cùng Jean Vajean vẫn chỉ là sự cứu rỗi của chính một
linh hồn cá nhân chứ không phải sự cứu rỗi của những người cùng khổ ở trong xã
hội.”. Vậy làm cách nào để có thể làm được sự cứu rỗi như vậy, cái mà Marx
chỉ ra ở đây, liều thuốc thực sự cho căn bệnh này của xã hội chính là sự tự ý
thức của con người. Con người sẽ dần phải thực sự xóa bỏ những niềm tin cảm tính của chính
mình để xây dựng một con người hiện thực, con người với niềm tin lý tính.
Đây là điểm quan trọng nhất mà Marx muốn nói đến, nhưng giường như nó đã bị
chính rất nhiều người dù vô tinh hay cố ý lãng quên thật sự. Sự khác biệt giữa
niềm tin cảm tính và niềm tin lý tính đó chính là không có cảm xúc trong niềm
tin, một niềm tin lý tính là niềm tinh vào lý luận và thực tiễn mà không có một
sự đan xen cảm xúc yêu hay ghét, đó là niềm tìn vào lẽ phải theo đúng hiện thực
của lẽ phải, của những quy luật vận động của giới tự nhiên và xã hội chứ không
phải một niềm tin cảm tính tức một niềm tin mù quáng không có cơ sở. Niềm tin cảm
tính thực tế lại là căn bệnh cố hữu của chính những đa phân mọi người trong xã
hội. Họ không cần phải có thực tiễn và lý luận, họ tin theo vì họ có cảm tình với
nó. Và điểm khác biệt mấu chốt là niềm tin cảm tính thì thay đổi theo thời gian
vì nó phụ thuộc vào trạng thái cảm xúc của con người rất thất thường. Còn niềm
tin lý tính không có sự thay đổi bởi vì nó bám chặt vào những quy luật vận động
của giới tự nhiên và xã hội. Và bản thân các quy luật đó luôn vận động để các
hiện tượng xã hội biến động nhưng sự vận động của quy luật lại là bất biến
không thay đổi, tức sự vận động là diễn ra không ngừng, nó có thể đứng yên
nhưng nó không ngừng lại. Cái niềm tin lý tính gọi một cách đơn giản đó là niềm
tin thuận theo quy luật tự nhiên và để nhận thức được chính các quy luật tự
nhiên thì lại đỏi hỏi con người phải có một tư duy lí tính, để loại bỏ tất cả
những yếu tố gây nhiễu trong chính tư duy của họ, tức con người phải là con người
lý tính. Điểm biện chứng hay nhất của Marx trong đoạn này nằm ở chỗ sự thay thế
niềm tin cảm tính bằng niềm tin lý tính. Nói một cách đơn giản: hãy làm theo điều
Chúa dạy để sống và nhận thức như Chúa (một con người có thật đã từng tồn tại
và chỉ dạy cho con người) thay vì tin vào những điểm ảo tưởng mà chính nhà thờ
thời bấy giờ đang vẽ ra như một công cụ chính trị để hạn chế nhận thức của nhân
dân lao động, biến họ trở nên mù quáng và không có lý tính. Đây là điểm mà gần
như các nhà thờ trong CNTB đã và đang dạy con người bởi lẽ thực sự tư tưởng của
nhà thời lúc bấy giờ vốn không phải là tư tưởng của Chúa mà là tư tưởng của
chính giai cấp tư sản đang thống trị xã hội. Vậy nên sự tha hóa trong chính nhà
thờ đã và đang phá hủy những tôn giáo thực sự mà biến nó trở thành những hình ảnh
tôn giáo mà thôi. Và cái ảnh có thể giống vật thật nhưng không bao giờ có thể
là vật thật vì nó không bao giờ có tính chất của vật thật. Và điểm nghịch lý đã
bị hiện rõ trong chính hình ảnh tôn giáo hiện nay đó chính là: nhân dân lao động
luôn tin tưởng vào Chúa nhưng họ không biết phải làm thế nào để có được hạnh
phúc mà Chúa đã dậy, còn chính nhà thờ và giai cấp tư sản luôn cố gắng nhồi
nhét vào trong đầu của nhân dân lao động những tư tưởng họ bảo là của Chúa thì
thực chất họ lại không hề tin vào Chúa bởi lẽ bản thân nếu họ tin vào Chúa thì
xã hội bóc lột có giai cấp vốn sẽ không thể tồn tại. Và vì đó là những tư tưởng
do chính họ đưa ra nên họ hiểu và họ không tin vào chính những tư tưởng đó cũng
giống như một tác giả viết truyện viễn tưởng rẻ tiền thì không bao giờ tin vào
chính những câu truyện do họ tự bịa đặt mà ra.
Vậy nên khi mọi mâu thuẫn đã được bộc lộ rõ thì cuối
cùng Marx chỉ ra việc phê phán tôn giáo cuối cùng về bản chất chính là:
Do đó, nhiệm vụ của lịch sử - sau khi cái chân lý của thế giới bên kia đã mất đi - là xác lập chân lý của thế giới bên này. Sau khi cái hình tượng thần thánh của sự tự tha hóa của con người đã bị bóc trần thì nhiệm vụ cấp thiết của cái triết học đang phục vụ lịch sử là bóc trần sự tự tha hóa trong những hình tượng không thần thánh của nó. Như vậy, phê phán thượng giới biến thành phê phán cõi trần, phê phán tôn giáo biến thành phê phán pháp quyền, phê phán thần học biến thành phê phán chính trị.
Nhiệm vụ cuối cùng thực sự của phê phán tôn giáo lại
không nhằm vào tôn giáo, mà là phá bỏ chính cái ảo tưởng do chính nhà thờ đang
vẽ lên tại châu Âu lúc bấy giờ, và sau khi chính những hình ảnh tha hóa của con
người trong tôn giáo bị bốc trần thì cần phải dựa trên những cơ sở đó để phê
phán chỉ ra những điểm đau khổ thực tại của xã hội TBCN thời bấy giờ, đó chính
là bóc trần sự tư tha hóa trong những hình tượng tôn giáo không thể thần thánh
của nó. Và việc phê phán tôn giáo như Marx nói thực chất cuối cùng vẫn là hình ảnh
bên ngoài, cái nội dung thực sự bên trong chính là phê phán hiện thực khổ đau của
nhân dân lao động, việc phê phán tôn giáo cuối cùng lại biến thành phê phán
pháp quyền tức phê phán chính thể chế pháp quyền TBCN đã và đang cố gắng bảo vệ
cái xã hội TBCN lúc bây giờ. Và thần học đã bị bóc trần cái vỏ bề ngoài hào
nhoáng của nó để thực sự nhìn thấy cái bản chất chính trị lưu manh của chính
giai cấp tư sản lợi dụng thần học để bảo vệ sự bóc lột. Và phê phán thần học cuối
cùng lại trở thành phê phán chính trị. Từ đó có thể kết luận lại rằng chính mặc
dù viết dưới dạng là phê phán tôn giáo như một nhận xét về hoàn cảnh phê phán
tôn giáo thực tại của xã hội Đức lúc bấy giờ cũng như cả châu Âu nhưng Marx lại
đã chỉ ra bản chất của nó là sự phê phán triết học pháp quyền Hegels, phê phán
cái vỏ duy tâm thần bí của Hegels chỉ để bảo vệ nhà nước và chế độ thống trị của
Phổ, cái triết học pháp quyền đang bảo vệ CNTB trước những cơn giận dữ và đau
khổ của nhân dân lao động. Triết học pháp quyền đó thực sự giống như một loại cồn
thuốc phiện của nhân dân lao động nó giúp xoa dịu nỗi đau của họ những cũng khiến
họ ngày càng đọa lạc sâu hơn trong xã hội nhiều khổ đau.
3. Quan điểm và thái độ của những người cộng sản
hiện nay đối với các tôn giáo
3.1. Không thể xóa bỏ niềm
tin tôn giáo của người dân
Hiện nay có rất nhiều quan điểm mang tính tả
khuynh và cực đoan của chính những người theo cộng sản, họ cho rằng cần phải mạnh
mẽ xóa bỏ tôn giáo, hoặc đàn áp tôn giáo. Quan điểm này hiện cũng khá phổ biển ở
Việt Nam khi nhiều người tự xưng là cộng sản lại rất muốn tiêu diệt, đàn áp tôn
giáo. Đặc biệt là vấn đề đối với những người theo Công giáo, Tiên Lành hay Hồi
giáo bởi lẽ nhân dân lao động thường có niềm tin cảm tính đối với những tôn
giáo này. Thậm chí niềm tin này mang tính chất cực đoan rõ rệt, đây cũng chính
là điểm hở khiến cho các thế lực thù địch luôn lợi dụng tự do tôn giáo để chống
phá chính quyền bởi chúng lợi dụng chính những mâu thuẫn đang nằm ẩn sâu trong
nhân dân theo đạo với chính quyền. Và như vậy những hành động cực đoan này chỉ
góp phần khiến cho mâu thuẫn xã hội ngày càng sâu sắc hơn thôi. Nên nhớ rằng đối
với những người có niềm tin tôn giáo thì Chúa còn có thể đứng cao hơn pháp luật
và không ai có quyền phá vỡ niềm tin của chính họ. Càng phá vỡ niềm tin của
chính họ thì ta càng đẩy người dân rời xa chính quyền hơn mà thôi. Vậy nhiệm vụ
và thái độ của những người cộng sản đối với niềm tin tôn giáo là phải như thế
nào:
- Thứ nhất: Đối với tôn giáo thì thay vì xóa bỏ niềm
tin của người dân thì hãy chấp nhận niềm tin tôn giáo đó như một sự thật đang tồn
tại và là quy luật chung của xã hội. Cũng giống như Marx từng khẳng định ý thức
xã hội không thể vượt qua tồn tại xã hội. Những người theo tôn giáo cũng vậy, họ
đi theo tôn giáo vì niềm tin của họ thực sự được xây dựng ở trên chính điều kiện
hoàn cảnh sống của họ mà cụ thể ở đây chính là ngay từ lúc sinh ra cho tới lúc
mất đi, gần như hoàn cảnh sống của họ đã gắn liền với tôn giáo, gắn liền với
cha mẹ và họ hàng của họ. Đây là điều không thể tránh khỏi và gần như rất khó để
thay đổi vì vậy đừng đem những thứ gọi là luật pháp hay chính trị áp đặt lên niềm
tin của những người này. Hãy chấp nhận như chính một sự thật hiển nhiên.
- Thứ hai: Hãy xóa bỏ niềm tin cảm tính của những
người theo tôn giáo và xây dựng nên niềm tin lý tính cho họ. Điều này đỏi hỏi một
quá trình giáo dục lâu dài và gắn liền với thực tế hoạt động tôn giáo. Bản thân
Marx chưa bao giờ cấm những người cộng sản không được theo tôn giáo, vậy nên
chính những người cộng sản, những người đang có một niềm tin lý tính thật sự phải
đi sâu tìm hiểu đến từng tôn giáo gắn liền với đời sống của nhân dân. Có như vậy
mới có thể thực hiện việc giáo dục người dân mà không hề xóa bỏ niềm tin của họ,
chỉ là chuyển đổi niềm tin từ cảm tính sang lý tính thôi. Và nếu không xóa bỏ
niềm tin tôn giáo của nhân dân thì chính những người dân sẽ không bao giờ đứng
và thế đối kháng với chính quyền bao giờ cả. Đồng thời việc phát triển an sinh
giáo dục cho người dân là vô cùng cần thiết để có thể xóa bỏ những tư tưởng phản
động được tuyên truyền trong giáo dân thông qua các bài giảng tôn giáo mà phải
biến những bài giảng tôn giáo trở thành hiện thực, và gắn liền với thực tế của
đất nước, giúp người dân hiểu rõ hơn về đất nước, về chính sách của những người
cộng sản cũng thông qua những bài giảng về tôn giáo. Thực tế ngay trong Quốc tế
Cộng sản xưa và lực lượng cộng sản hiện nay trên thế giới vẫn có rất nhiều bộ
phận là những người theo các tôn giáo khác nhau và vẫn có thể hoạt động tốt.
Trên đây là hai ý kiến về thái độ của người cộng sản
đối với những tôn giáo vẫn và đang tồn tại trên thực tế. Cũng là để tránh những
trường hợp tả khuynh hay hữu khuynh trong chính tư tưởng của những người cộng sản.
Từ đó có thể có cái nhìn khác toàn diện hơn về chính những người đang theo các
tôn giáo khác.
3.2. Cần có sự điều chỉnh
cân bằng giữa tôn giáo và khoa học.
Có một thực tế nữa đang diễn ra hiện nay đó là sự
đối lập sâu sắc giữa tôn giáo và khoa học. Đây là một vấn đề nghiêm túc cần phải
xem xét và thận trọng trong việc giải quyết mâu thuẫn. Thế kỉ 20-21 là thế kỷ
phát triển của khoa học kỹ thuật (KHKT), sự phát triển mạnh mẽ của KHKT đã khiến
cho trào lưu nghi ngờ và bài xích tôn giáo ngày càng gia tăng. Đồng thời cũng
khiến cho mâu thuẫn tôn giáo và chính nhà nước ngày càng tăng cao. Vậy cần phải
giải quyết mâu thuẫn này như thế nào. Để giải quyết dược vấn đề này, chúng ta cần
phải xem xét, thực chất dù KHKT phát triển đến đâu thì vẫn có những điều KHKT
không thể giải thích, chính vì vậy con người ta có thể tìm đến tôn giáo như một
cách giải thích hợp lý đối với các hiện tượng tự nhiên. Đồng thời bên cạnh đó
cũng tồn tại rất nhiều hiện tượng mà bản thân tôn giáo và khoa học có sự giải
thích giống nhau hoặc chính tôn giáo đi trước khoa học, soi sáng cho khoa học.
Vậy nên không thể dùng khoa học để phủ định sạch trơn tôn giáo mà phải biết rằng
cả tôn giáo và khoa học đều là hai mặt đối lập nhau của một thể thống nhất,
luông đấu tranh và thống nhất với nhau, bổ sung cho nhau. Chính vì vậy nên xóa
bỏ tôn giáo cũng đồng nghĩa xóa bỏ cả khoa học vì khi tôn giáo không tồn tại nữa
thì khoa học cũng không tồn tại với tư cách là mặt đối lập với tôn giáo. Và điều
đó đồng nghĩa là khi đó khoa học giải thích được hết tất cả mọi sự vật hiện tượng
rồi mà không cần tôn giáo thì khoa học sẽ ngừng lại và không tiến bộ nữa nhưng
thực tế xã hội là luôn vận động và tiến lên và khoa học cũng sẽ như vậy nên sự
tồn tại của tôn giáo là cái tất yếu để cho khoa học tồn tại và phát triển. Bên
cạnh đó cũng cần phải xem xét sự phê phán mạnh mẽ nhất của khoa học đối với tôn
giáo xuất phát từ đâu, liệu có phải từ bản thân các nhà khoa học hay không vậy.
Thực chất là xuất phát từ chính những người không hiểu về khoa học mà đặt niềm
tin mù quáng vào khoa học, cho rằng khoa học là tất cả. Những người này đã và
đang tạo nên một thứ tôn giáo mới đó là tôn giáo khoa học và nhiệm vụ của tôn
giáo khoa học là xóa bỏ các tôn giáo khác, vì thế họ tận dụng Marx và lý luận
Marx như một công cụ đắc lực nhất phục vụ cho hoạt động phá bỏ tôn giáo của họ.
Tuy nhiên xét cho đến cùng thì tôn giáo khoa học cũng là một thứ tôn giáo và
cái Marx bảo xóa bỏ là niềm tin cảm tính và thay bằng niềm tin lý tính chính vì
vậy việc thay thế niềm tin lý tính vào trong khoa học thay cho niềm tin cảm
tính sẽ xóa bỏ được cái tôn giáo khoa học. Một cơ sở khác cho tôn giáo khoa học
chính là thuyết hoài nghi luận, bản thân khoa học được bắt đầu từ những câu hỏi
nghi vấn, chính vì vậy thuyết hoài nghi luận đã nâng khoa học lên thành tôn
giáo khoa học. Những người theo thuyết hoài nghi luận đều nghi ngời mọi thứ, trừ
niềm tin cảm tính của chính họ vào khoa học. Mà công cụ tốt nhất để hạn chết
thuyết hoài nghi luận lại chính là phép tư duy biện chứng. Việc xây dựng tư duy
biện chứng sẽ giúp cho thuyết hoài nghi luận phải xem xét lại sự hoài nghi của
chính họ và từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển tư duy của loài người lên một tầm
cao mới, tuy duy biện chứng và niềm tin lý tính.
Kết luận lại, có thể thấy rằng mặc dù câu nói “Tôn
giáo là thuốc phiện của nhân dân” đã được Marx sử dụng trong tác phẩm góp phần
phê phán triết học pháp quyền Hegels tuy nhiên câu nói này đang trở thành công
cụ mà những người vô thần hoặc tả khuynh trong hoạt động bài trừ tôn giáo của
chính họ. Tuy nhiên nếu được đặt trong chính hoàn cảnh ra đời của câu nói thì
Marx chưa bao giờ đưa ra sự bài trừ tôn giáo cả, cái mà ông phê phán thực chất
là nền triết học pháp quyền của Hegels cũng như những ảo tưởng sinh ra từ hình
thức tôn giáo. Những ảo tưởng này theo Marx có thể xoa dịu những nối thống khổ
của nhân dân lao động nhưng không thể giải quyết được những nỗi thống khổ này
triệt để. Mà muốn giải quyết những sự khổ đau này thì thực chất lại phải chính
do người dân phải tự thực hiện và nhân dân lao động phải thoát khỏi hạnh phúc ảo
tưởng và đem lại hạnh phúc thực sự cho chính mình thông qua việc phê phán chính
nền chính trị xã hội TBCN đương thời. Đó cũng là điều mà Marx muốn nói xuyên suốt
đối với câu nói này.
Hà Nội, ngày 15 tháng 8 năm 2017
Lê Quang Trung
[i] Chính
thống giáo: Chính thống giáo Đông phương là nhánh Kitô giáo lớn thứ nhì
trên thế giới, sau Giáo hội Công giáo Rôma. Đây là nhóm các giáo hội Kitô giáo
đại diện cho truyền thống Kitô giáo Đông phương. Chính thống giáo truy nguyên
nguồn gốc của họ về Kitô giáo sơ khai và tuyên bố họ mới là sự tiếp nối duy nhất
và chính thống của giáo hội do Chúa Kitô thiết lập, xem chính mình là Giáo hội
Duy nhất, Thánh thiện, Công giáo và Tông truyền
[ii] Công giáo: Giáo hội Công giáo hiện là
nhánh Kitô giáo lớn nhất, với trên một tỉ thành viên, chiếm hơn một nửa số Kitô
hữu và 1/6 dân số thế giới.[1][2] Họ coi mình là giáo hội duy nhất do chính
Chúa Giêsu Kitô (Kitô hay Cơ Đốc, trước đây phiên âm là Kirixitô đều mang nghĩa
là "đấng được xức dầu")[3] thiết lập dựa trên các tông đồ của Chúa
Giêsu, giáo hoàng là người kế vị tông đồ trưởng Phêrô, còn các Giám mục là những
người kế vị các tông đồ khác. Dưới sự lãnh đạo của Giáo hoàng, Giáo hội Công
giáo xác định nhiệm vụ của họ là truyền bá Phúc Âm của Chúa Giêsu Kitô, cử hành
các bí tích
[iii] Thái Bình Thiên Quốc: (chữ Hán phồn thể:
太平天國, chữ Hán giản thể:
太平天国; 1851–1864) là một
nhà nước trong lịch sử Trung Quốc được hình thành từ cuộc nổi dậy của nông dân
do Hồng Tú Toàn (洪秀全) cầm đầu vào giữa
thế kỷ 19. Thái Bình Thiên Quốc có lãnh thổ trải rộng từ sông Dương Tử xuống
phía nam Trung Quốc với trên 16 tỉnh và hơn 600 thị, có thủ đô là Thiên Kinh
(Nam Kinh)
[iv] Georg Wilhelm Friedrich Hegel ( /ˈheɪɡəl/;[1]
tiếng Đức: [ˈɡeɔɐ̯k ˈvɪlhɛlm ˈfʁiːdʁɪç ˈheːɡəl]; 27
tháng 8 năm 1770 - 14 tháng 11 năm 1831) là một nhà triết học người Đức. Cùng với
Johann Gottlieb Fichte và Friedrich Wilhelm Joseph Schelling, Hegel được coi là
người sáng lập ra chủ nghĩa duy tâm Đức.
[v] Immanuel Kant sinh ngày 22 tháng 4 năm
1724 tại Königsberg; mất ngày 12 tháng 2 năm 1804 tại Königsberg, được xem là một
trong những triết gia quan trọng nhất của nước Đức, hơn nữa là một trong những
triết gia lớn nhất của thời kỳ cận đại (Neuzeit), của nền văn hóa tân tiến và của
nhiều lĩnh vực nhân văn khác. Sự nghiệp triết học của ông được biết đến qua hai
giai đoạn: "tiền phê phán" và sau năm 1770 là "phê phán". Học
thuyết "Triết học siêu nghiệm" (Transzendentalphilosophie) của Kant
đã đưa triết học Đức bước vào một kỉ nguyên mới. "Danh tiếng của ông đã đẩy
lùi những gì đi trước vào bóng tối và toả sáng lên trên những gì đi sau",
như nhận xét của triết sử gia J. Hirschberger.
[vi] Ludwig Andreas Feuerbach (1804-1872) là
nhà triết học người Đức. Ông là một trong những nhà triết học lớn của triết học
cổ điển Đức. Mặc dù có chịu ảnh hưởng của Hegel, những tư tưởng của ông khác
hoàn toàn so với Hegel. Thứ nhất, về thế giới quan, ông là nhà triết học của
duy vật, còn Hegel lại theo thuyết duy tâm. Theo Feuerbach, bản chất của thế giới
là vật chất, giới tự nhiên không hề phụ thuộc vào con người, nằm ngoài tầm kiểm
soát của con người, không do một ai sáng tạo ra và không ai có thể tiêu diệt được.
Trong khi đó Hegel lại cho rằng khởi nguồn của thế giới là một "ý niệm tuyệt
đối", thần bí. Còn về phương pháp luận, Feuerbach lại theo quan điểm của
siêu hình, còn Hegel lại là nhà biện chứng. Feuerbach cho rằng sự thay đổi của
lịch sử loài người chỉ là sự khác nhau về tôn giáo. Ông đã tuyệt đối hóa mọi mặt
sinh học của con người, không thấy mặt xã hội của con người. Còn Hegel lại bày
tỏ sự phát triển của lịch sử là sự vận động không ngừng.
[vii] Tự tán
dương (nghĩa đen: lời phát biểu bảo vệ bàn thờ và bếp)
[viii] Vấn đề
danh dự
[ix] Moses (tiếng Latin: Moyses, tiếng
Hebrew: מֹשֶׁה, Tiêu chuẩn Moshe Tiberian Mōšeh; Greek: Mωυσής; Arabic: موسىٰ,
Mūsa; Ge'ez: ሙሴ, Musse), trong tiếng Việt là Mô-sê hoặc
Môi-se, là lãnh tụ tôn giáo, người công bố luật pháp, nhà tiên tri, nhà chỉ huy
quân sự và sử gia. Ông cũng được xem là người chép kinh Torah (năm sách đầu
tiên của Kinh Thánh, còn gọi là Ngũ kinh Moses). Trong tiếng Hebrew, ông được gọi
là Moshe Rabbeinu (מֹשֶׁה רַבֵּנוּ, Lit. "Moses Thầy chúng ta").
Moses cũng là một nhà tiên tri quan trọng trong Do Thái giáo,[1][2] Cơ Đốc
giáo,[1] Hồi giáo,[3] Đạo Bahá'í,[4] Mormon, và Phong trào Rastafari.[1]
[x] The Wizard of Oz (Tạm dịch: Phù thủy xứ Oz)
là một bộ phim Mỹ năm 1939, thuộc thể loại phim thần thoại, đạo diễn chủ yếu
Victor Fleming và chuyển thể từ tiểu thuyết thiếu nhi năm 1900 The Wonderful
Wizard of Oz của L. Frank Baum
[xi] Friedrich Engels (thường được phiên âm
tiếng Việt là Phriđrich Ăngghen,[1] sinh ngày 28 tháng 11 năm 1820 mất ngày 5
tháng 8 năm 1895) nhà lý luận chính trị, là một triết gia và nhà khoa học người
Đức thế kỷ 19, người cùng với Karl Marx đã sáng lập và phát triển chủ nghĩa cộng
sản và là lãnh tụ của phong trào công nhân thế giới và Quốc tế I.[2] Ông cùng với
Karl Marx và là đồng tác giả của bản Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản (1848).
Engels cũng biên tập và xuất bản quyển II và quyển III của bộ Tư bản sau khi
Karl Marx mất.
[xii] Cồn thuốc phiện (Tiếng Anh: Laudanum)
là một loại cồn có chứa khoảng 10% thuốc phiện bột theo trọng lượng (tương
đương 1% morphine). Có màu nâu đỏ và vị rất cay đắng, cồn thuốc phiện có chứa hầu
như tất cả các alkaloids, kể cả morphine và codeine, morphine và nồng độ cao của
nó làm cho nó trở thành một loại ma tuý mạnh. Cồn thuốc phiện đã được lịch sử sử
dụng để điều trị một loạt các bệnh, nhưng công dụng chính của nó là thuốc giảm
đau và ức chế ho. Cho đến đầu thế kỷ 20, cồn thuốc phiện đã được bán mà không
có một toa thuốc và là một thành phần của nhiều loại thuốc bằng sáng chế. Hôm
nay, cồn thuốc phiện được công nhận là một chất gây nghiện và được quy định và
kiểm soát chặt chẽ trên toàn thế giới. Từ đầu thế kỷ XVI, nhiều bác sĩ đã dùng
cồn thuốc phiện như là một loại thuốc giảm đau cho đến bốn trăm năm sau khi các
loại thuốc khác được dùng phổ biến. Loại cồn này được làm ra bằng cách hòa tan
thuốc phiện vào trong cồn do một bác sĩ người Thụy Sĩ, Paracelcus làm ra. Tại
Anh, Thomas Sydenham là người đầu tiên sử dụng loại cồn này, sau Paracelcus khoảng
một thế kỷ. Vào thế kỷ XVIII và XIX, cồn thuốc phiện có thể mua tự do, vì thế
nhiều bệnh nhân đã trở thành con nghiện của loại cồn này.
Rất mong được đọc nhiều bài viết của đồng chí bác! Rất sâu sắc và có tác dụng giáo dục nhận thức, em vẫn chia sẻ bài của bác.
Trả lờiXóaSự " THỰC DỤNG " nền VĂN MINH ..... Chủ nghĩa " DUY VẬT " vật chất có trước và " ĐẦU TIÊN ? " ......... TÔN GIÁO là liều THUỐC PHIÊN của NHÂN DÂN ......... http://vosanvacongsan.blogspot.com/2017/08/ton-giao-la-thuoc-phien-cua-nhan-dan.html
Trả lờiXóaNhân Tính " CON ..... Trong NGƯỜI " Đột biến " TƯ DUY ................... Theo " VĂN MINH " định hướng của THỜI HIỆN ĐẠI ................... ????? https://www.facebook.com/TMTHaiPhong.Fanpage/videos/328664577900036/UzpfSTEwMDAyODU4MDE2MzMyMDoxMjk1MjMzMzEzNDM2NzI/?id=100028580163320
Trả lờiXóaSự " THỰC DỤNG " nền VĂN MINH ..... Chủ nghĩa " DUY VẬT " vật chất có trước và " ĐẦU TIÊN ? " ......... TÔN GIÁO là liều THUỐC PHIÊN của NHÂN DÂN .........
Trả lờiXóahttps://www.facebook.com/photo.php?fbid=671673353210144&set=a.288874751490008&type=3&theater
Thông LUẬT – Hiểu về LUẬT
Trả lờiXóaĐể “ TUYÊN TRUYỀN – TUYÊN GIÁO ”
Đâu phải “ Nhóm NHÀ BÁO …..
PHÁP – LUẬT không THẤU ĐÁO … ” ???
Bị CHẤN CHỈNH – PHẠT hoài …..
Nghe “ Xúi bẩy ….. THÙ ĐỊCH ”
Trách gì “ Đám QUẦN CHÚNG ………
Hùa nhau vào NÉM ĐÁ ….. ”
Anh MINH và TUẤN tú …..
Thuộc loại bậc “ PHI PHÀM ”
“ Văn bản ….. 30 trang
Mobifone mua AVG ”
“ CÁN CÂN ” có trong TAY …..
Ai cản ngăn QUYỀN QUYẾT ……… ?????
“ THANH KIẾM và LÁ CHẮN ”
http://www.vanews.org/.../ieu-gi-sap-xay-ra-voi-ong...
Đạo đức HỒ CHÍ MINH
Di chúc “ HỒNG và CHUYÊN ”
https://www.facebook.com/permalink.php...
Là “ THANH KIẾM – LÁ CHẮN ”
“ Gốc ” để ĐẢNG đứng VỮNG …
http://vietnamnet.vn/.../thu-tuong-xu-nghiem-bao-chi-sang...
Vượt “ PHONG BA – BÃO TÁP
Cùng CÁM DỖ - ĐỌA ĐÀY “ …..
http://vietnamnet.vn/.../trang-dem-dem-tien-vang-dai-gia...
( Hại MÌNH ……… Hại NHÂN DÂN )
http://vietnamnet.vn/.../trum-co-bac-nguyen-van-duong...
Niềm HY VỌNG ….. CHÍNH THỐNG …..
Trong Tay ….. “ BAN TUYÊN GIÁO ”
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=2110129985885795&set=a.1390047424560725.1073741830.100006664412595&type=3&hc_location=ufi
“ TƯ TƯỞNG và ĐỊNH HƯỚNG
PHẨM CHẤT – Lòng TỰ TRỌNG ”
http://vietnamnet.vn/.../bo-tt-tt-nam-2017-xu-phat-55-co...
“ ĐẦY TỚ ” ….. TO – LỚN – NHỎ ………
Chẳng quản ngại “ HY SINH “ ………
http://vietnamnet.vn/.../trieu-tap-trung-tuong-phan-van...
Trao cho DÂN tất cả ……… ?????
http://vietnamnet.vn/.../bao-chi-thoi-len-ngon-lua-ma-bac...
Muôn năm PHẬT HOÀNG TRẦN …..
Muôn năm PHẬT VIỆT NAM
https://www.facebook.com/permalink.php...
( Nhân Tâm Trung Tử )
TÂM LINH !
Trả lờiXóahttps://www.youtube.com/watch?v=RbZCTMa-vZ8&hd=1
Không gì TÂM LINH hơn …
Là ĐẠO PHẬT “ NHÂN QUẢ ”
http://bongbvt.blogspot.com/2015/07/su-nhuc-ma-uy-danh-ai-tuong.html
“DUY VẬT ” PHẬT đăng quang !!!
“ CÁNH MẠNG ” nào hơn thế ???
http://googletienlang2014.blogspot.com/2015/06/vu-thich-chuc-minh-la-thu-thu-toi-cua.html?showComment=1438564810309#c7454726271025010257
MUÔN NĂM PHẬT HOÀNG TRẦN …
( Có ĐIỆN ẢNH chứng minh )
https://www.google.com/search?q=phim+ph%E1%BA%ADt+ho%C3%A0ng+tr%E1%BA%A7n+nh%C3%A2n+t%C3%B4ng&sa=X&es_sm=93&biw=1024&bih=719&tbm=isch&tbo=u&source=univ&ved=0CDMQ7AlqFQoTCJDHl53di8cCFcSflAodGSkESQ
MUÔN NĂM PHẬT VIỆT NAM …
Hợp lẽ NƯỚC … Lòng DÂN ???
http://www.vanews.org/2015/08/tuong-ai-la-bong-che-cho-ang.html
“ ĐỜI – ĐẠO ” thêm ĐOÀN KẾT ???
“ Người NỘI … Dùng hàng NỘI ”
https://www.youtube.com/watch?v=jdJ7br7o39c
Để trọn … Hoàn “ CÁCH MỆNH ”
Hãy theo “ PHÁP DANH ” ngài …?
Đúng tinh thần “ TỰ LỰC ” !!!
Đâu riêng gì phải “ THÍCH ” ???
https://www.youtube.com/watch?v=_XFsMcVrNlo
Mới ĐỘ HÓA ….. Trần ai !!!
http://nguoidongbang.blogspot.com/2015/06/thich-chuc-minh-xuat-that-chet-sinh.html?showComment=1438385081075#c4656795553057793978
THẾ THỜI dù XUÔI NGƯỢC …
“ NHÂN QUẢ ”… Vẫn CHÂN LÝ !
“ DANH ”… Không thể thay TÂM !!!
https://www.youtube.com/watch?v=3UM6fGJrNtc
“ Trần ”… Ai thay được “ THÍCH ”???
“ HỮU XẠ TỰ NHIÊN HƯƠNG ”
http://vaolblog.blogspot.com/2015/02/chan-dung-ai-uc-thich-chuc-minh-hoang.html
THƯỢNG ĐẾ cũng NHÂN QUẢ !!!
(Nhân Tâm Trung Tử )
“ HOÀN HẢO ” ???
Trả lờiXóahttps://www.youtube.com/watch?v=EEDwRICs8I8
Tất cả cũng chỉ vì sự " HOÀN HẢO " .........
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10214105477643218&set=pcb.10214102967260460&type=3&theater
Theo xu hướng " HỌC đi đôi với HÀNH " ..... Hội nhập kịp thời " ĐỊNH HƯỚNG " văn mimh THỜI ĐẠI ...................
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10214102965380413&set=pcb.10214102967260460&type=3&theater
Tăng thêm tình HỮU HẢO bạn bè cùng NĂM CHÂU - BỐN BIỂN .........
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=10214102965540417&set=pcb.10214102967260460&type=3&theater
Vói sự TIN TƯỞNG và GẮN BÓ với nhau như " CHUNG MỘT NHÀ " khi Núi kề NÚI - SÔNG liền SÔNG ................... ?????
https://www.google.com.vn/search...
( Nhân Tâm Trung Tử )
Học học nữa ! – Học mãi !!!
Trả lờiXóaSống học tập theo gương Bác …vĩ đại ???
“ Thủ ”… !!!
http://www.phattuvietnam.net/diendan…%BB%81n-c.html
“Thủ” chính đầu vững chắc .
“Tay chân” hướng hành theo
Giúp Đạo hòa theo đời
Mở “Kỷ nguyên ..” Đạo Đức …
Nhớ thời Đạo Đức xưa ???
Trong cực khổ – Bần nghèo
Không cửa … chẳng cần khóa …!
Mọi tấm lòng rộng mở …
Mọi nhà … như anh em .
Nhờ mục tiêu “Duy Vật” …
Duy Vật – của biện chứng !
Duy Vật – sinh tất cả .
Đừng trông cậy “Duy Tâm” ???
Đó đường lối của “Mác”…
“Vô Sản”… thành có “Sản”
“Tài sản – Tiền” – quyết định !
Dưỡng – Tô… đẹp xác thân .
http://www.phattuvietnam.net/diendan…%E1%BB%9F.html
Sinh tạo mọi thứ …Danh!
Mọi quyền năng – chức trọng …
“Nhân” …rồi cũng thành Quả !
Thế – Thời! “… Hội chủ nghĩa”!
Đảo xoay …Tại Gốc sinh.!!!
(Bình an …không tiếng súng)
http://www.thegioivohinh.com/diendan…ad.php?t=54047
Hướng “Phật” do tâm Thủ
Không độ Thủ ?…Độ ai !!!
Vì Thủ chính là “Đầu”…!
Tạo nên “nhân duyên” mới …
“Chân tay” đồng đoàn kết .
Đều gắng hành – dựng xây !…
Điều hưởng ?…Thấy rồi đấy !!!
“Thủ” …an tâm thảnh thơi
Thế – “Thủ” thế bất bại !
“Đầu” làm sao ảnh hưởng
Nhờ phước “Trời” chở che ?
Công “Phật” nhà – Phật Việt ?
“Phật” ta sinh … của ta !!!
(Dù mới bảy trăm năm )
Cũng phần nhờ …biểu quyết !!!
(Gương Diên Hồng? Còn đó!!!
Ai nào nỡ chối từ …)
Đạo Phật hướng – “dân gian”
Dân an …tâm ta tịnh !
Chẳng tìm Phật ở đâu ?
Phật trong Tâm mỗi người !!!
(Tâm kiên quyết – “quyết biểu”!!!)
Tự ta bầu – Ta phán …
Gương – tiến Thủ vững chắc !!!
Nhờ ơn “Phật” độ trì ???
Mong giáo hội …đều Phật !
Ung dung ta thanh nhàn
Ai ca múa hát ca
Ta nghe – vừa “thụ hưởng” !!!
Khan cổ ta tiếp nước …
“Tài lộc” có tự nhiên !!!
“Thêm phước – càng tăng phước”
Đạo – Đời hướng nhờ Thủ
Không “Thủ”… mọi điều – không !!!
- Không gì hơn “Nhân Quả” !
Xem ý “Thủ” …thế nào ???
( Nhân Tâm Trung Tử )
(Quyền cao – cửa rộng ! Tâm an khang…
Được ăn – Được uống ! Mệt ngủ liền
“Mọi sự xoay vần” …Ta đứng vững .
Tự tại “Đầu” ta – Thiền ? cần chi !!!)
Mỗi lần vấp là một lần bớt dại …..
Trả lờiXóaAi nên khôn mà chẳng dại đôi lần
http://tintucvietnam.vn/doan-ghi-am-gay-chan-dong-cua-dai-uy-vo-dinh-thuong-bi-ky-luat-14-nam-truoc-18728
Luật SƯ ..... Đầu TIÊN ???..... Cần nắm vững “ ý ĐẢNG lòng DÂN ” !!!
http://danviet.vn/tin-tuc/co-quy-dinh-luat-su-to-than-chu-hay-khong-la-quyen-cua-quoc-hiioi-774883.html
Sửa đổi Bộ luật hình sự: Luật sư sẽ là cán cân CÔNG LÝ hoàn hảo chỉ THẮNG không có thể THUA và không thể có sự thất bại NGHỀ NGHIỆP vì không lo được THÂN CHỦ ..... Thì cũng góp công lo được cho sự CHUẨN MỰC của xã hội ĐỊNH HƯỚNG ..... ?????
“ Ăn cây nào ..... Rào cây nấy ..... ’ Khi đã có tội ..... Dưới “ Con NGƯƠI của mắt mình” thì không thể có sự sai lệch được ..... ?????
NHÂN QUYỀN ???
Hành chính .....‘‘ Làm một CỬA ! ’’
Truyền THÔNG ..... Nếu ‘‘ MỘT CHIỀU ..... ’’ ?
Còn đâu sợ .....‘‘ NHẠY CẢM ..... ’’
‘‘ Nhạy Cảm ’’ !..... Chỉ ‘‘NƯỚC NGOÀI ..... ’’ ???
( Với BẰNG CHỨNG ......... MINH CHỨNG )
Thiếu ‘‘ TỰ DO ..... DÂN CHỦ ’’ ???
‘‘ Lòng TIN ’’......... Nhờ TƯỢNG ĐÀI
KHẨU HIỆU ......... Mọi ÁP PHÍCH .........
DÂN hướng theo ‘‘ DI CHÚC ......... ’’
Học vừa HỒNG vừa CHUYÊN .....
‘‘ Đạo Đức ..... HỒ CHÍ MINH ’’
Bởi gốc ......... DÂN là CHỦ
Ở địa vị ......... NHÂN DÂN .........
Ta ‘‘ NGƯỜI ..... Hay CON NGƯỜI .....’’
( TÂM !......... Bản năng THÂN XÁC ? )
‘‘ CHẾT ......... Chưa phải là HẾT !’’
‘‘ DUYÊN NỢ ?......... Muôn ĐỜI sau !’’
‘‘ NHÂN ’’ nào ..... Tất ‘‘ QUẢ ’’ đó !!!
‘‘ NHÂN – QUẢ ’’ chính ĐẠO PHẬT
Đạo CHÂN THẬT ..... TRUNG THỰC .....
Không vì ‘‘ QUYỀN – TIỀN – TÌNH ’’
Hòa đồng theo TỰ NHIÊN .........
Bảo vệ MÔI TRƯỜNG sống .........
TỰ TẠI ......... Thoát LUÂN HỒI !
( Nhân Tâm Trung Tử )
Hoa sen !
Trả lờiXóaTrong “bùn” – không hôi bùn !
Như Chân lý “Nhân Quả”
Hằng vĩnh tồn mãi mãi
Như “Tâm Phật” – Đạo Đức.
Cảm hóa và hóa độ !!!
Muôn đạo muôn chúng sinh
Sáng tỏa – Bất thối lui !!!
(Thoái hóa – hay thỏa hiệp
Trong mảy may ý nghĩ …)
Nói kiểu “Mù sờ voi” ?
Kiểu mù “Nguyễn Đình Chiểu” !
An ủi và biện minh !
Thế thời – Thời phải thế ?
Nay thời mạt – Pháp mạt !
“Giả mù” – Tựa nhập “Thiền”
Đạo ta – Đạo dễ tu …
Sáng đạo ? – Dễ danh Phật !!!
Hội nhập – Danh “Vật chất”
Chính thước đo lòng người …
Lòng lo cho xác thân !
Thời tận thế - thế tận ?
Không sợ xác tận thế .
Chỉ sợ “Tận thế” Tâm !!!
- Đời – điều khiển xác thân
Đạo “Tâm” - chỉnh ý thức
Bộ “chính trị” của đời !
Bất diệt hay tồn vong ???
Hộ Pháp – “Vũ khí” Tâm !
Tâm Diệt trừ bản ngã
Phật bao giờ nghĩ công ?
Ngoài “Tâm” Phật bộc lộ
Chúng sinh tự hiểu suy !
Tùy duyên sinh nghiệp quả ?
Công cha ! …Còn công mẹ ?
Phải chăng thơ cho vần
Đẹp bên ngoài đạo lý
- Thư Pháp cùng Pháp thư ?
Không thay “Đạo chân thật”
Bỏ xóa mọi thực tế !!!
Công tạo mọi quyền lực ?
(Vua chúa cùng quan quyền)
Công Vô ngục – tù đày…
(Cảnh cùng khốn – bế tắc ?)
Cha nào ? Mẹ muốn vậy !!!
Do thời vận thế thời …?
Đúng hơn do “Nghiệp Quả” !!!
Lòng mẹ như tình cha
Không khác đồng mong muốn …
Giúp “hộ Pháp – hoằng Pháp”
Hoa sen –“Chân” Phật tính !!!
Thích Chân Đạo
Trên đời này - trong thế giới "duy vật - khoa học" không có cái "Công" nào hiện hữu mà không tính toán ra được kết quả !..
- Chỉ có "Lòng" người và "Tình" người là không thể lường và tính toán ra "gốc" của mọi điều ước nguyện mong muốn mà thôi !.. Nên :
Vì "công" muốn tạo danh .
"Thái sơn" nào vượt mây trời ???
"Nước biển mênh mông không đong đầy lòng mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kính tình cha”
VIỆT NAM ???
Trả lờiXóaĐạo PHẬT VIỆT NAM …….!!!
Đang bị phân hóa ?????????
http://www.phattuvietnam.net/.../26992-hai-ch%C3%B9a-l%E1...
… PHẬT NỘI – PHẬT NGOẠI ???
http://www.phattuvietnam.net/.../12059-ph%E1%BA%ADt-ngo...
Phe này …….. Phe kia !!!!!!
http://uia.com.vn/.../hoa-thuong-thich-thanh-tu-nhan-xet...
Người TU cũng vậy …!!!
Nặng về TU DANH ……..
http://phathoc.net/mobile/?CategoryID=110&GroupID=1130...
Bẻ chia ….. Môn Phái ???
“TÔN GIÁO” … Thiên Cơ !!!
Đâu biết TÙY DUYÊN ???
( Tùy NGHIỆP – “ Căn PHÁP “
Mạng căn chúng sinh …. )
PHÁP môn chư PHẬT …?
Tám mươi tư ngàn …
Sách KINH THIÊN CHÚA …?
Lục “ TỤC … “ – Bới móc …!!!
Bình khảo - Phán chê ???
Thêm ra bớt vào …..
“ Miệng hàng TÔM CÁ …”
http://www.daophatngaynay.com/.../3528-Toi-doc-HIEU-THE...
Đảo lộn LUÂN LÝ ……
“ Bài bản ”…Kế hoạch ???
Đắc lợi “ NGƯ ÔNG ” …!!!
“ THAM NHŨNG ” thời cơ …
Phải chăng “ CHÍNH TRỊ ” ???
http://bongbvt.blogspot.com/.../tuong-pham-quy-ngo-tu...
Nô dịch “ TÂM HỒN “ ?????
“ Vật chất – Đất đai ….. “
“ SỨC MẠNH “ …Chuyện nhỏ !!!
“ Dịch Nô phần HỒN …..”
http://bongbvt.blogspot.com/2014/02/chinh-nghia-troi-oi.html
http://www.youtube.com/watch?v=5jgaJj2Susk&feature=share
BÀNH CHƯỚNG tự nhiên ….!
Khỏi lo cậy “SỨC “ ???
Mang tiếng “ MÔI – RĂNG .. ” ???
http://toithichdoc.blogspot.com/.../dan-toc-kinh-va-dan...
Tự “ TÂM “ – Tự hủy !!!
“HẢO HẢO – OKE …” ???
MONG AI CŨNG TỈNH …!!!
( NHÂN TÂM TRUNG TỬ )
Ý DÂN ?????
Trả lờiXóaHiểu mình và hiểu người ….
Phải hiểu Gốc ? Nguyên …do ?????
Đảng - giành được Chính Quyền ….!
Nhờ thức tỉnh “Công – Nông “…!!!
(Hòa mình trong ……. “ Vô Sản “ )
- “Ngắm cây”…chỉ nghĩ ..Quả … ?????
….”Phù du”……Chẳng ích gì…?
Mọi sự do ……” Gốc – rễ “…???
(Nhờ ..”Khí Trời” … . “ Đất – Người “ ! )
Mới hay ???....” Quả “….Cần tìm !!!!!
- Đừng “Đấu nhau” …vì .. “Quả “ ?
(Kiểu đuổi “ Mèo “…… -Tránh “Hổ”…? )
…Được “Thiên thời” – Quyền – Tiền !!!
(Bản năng thường như vậy…….!!! )
…La ó…và chỉ trỏ…..?????
Rồi đâu cũng vào đấy….
(Khan cổ …tốn nước uống !
Mang tiếng rảnh …thời giờ….???
Loại công dân “Dư ….thừa “ !
Coi chừng …thời “PÔN PỐT…” ?????
Nhân nào ? - thì “Quả “ đó….!!!
Cần “ Trí Tuệ “ – Hiểu biết !!!!!
- LÒNG TỰ TRỌNG CON NGƯỜI ?
..” Vì thân người rất khó…”???
Đâu chỉ “ XÁC “ chúng sanh “ !!!
- “TỪ BI – Bỏ “ THAM – SÂN …”
…HÒA “ THIÊN NHIÊN “…Tự TẠI !!!
( Nhân Tâm Trung Tử )
Ẩn hoặc báo cáo bình luận này
TÂM – Ý TÂM
Trả lờiXóa“Nước biển mênh mông không đong đầy tình mẹ
Mây trời lồng lộng không phủ kín “công” cha” ???
…Vì “Công” muốn tạo Danh
“Thái Sơn”? – Mây nào phủ ?????
Nên Phật – “Nội hơn Ngoại” !
Âm – Dương – “Chủ quyền ta”!
- Hiện hữu “Sơn” là núi
“Núi” ? Đâu vượt mây trời ???
Danh ngài vẫn chi Danh
Danh Phật – “Tâm” chưa Phật !
Vì Phật – Chính “Nhân Quả”
“Công Minh” – Mọi chúng sinh
Học Phật – Tu theo Phật
Thân tâm chẳng nghĩ màng
Ngoài “Tâm Ý” chúng sinh
Thoát luân hồi sinh tử
Danh “chót lưỡi đầu môi”
“Tu” làm chi uổng phí ….. ?
Dương trần nhiễm bụi trần
Cớ sao âm cũng vậy?...
“Kế tục” ?sự nghiệp ngài !
Mang cho Ngài “Trái” oan …
Ngài đâu muốn “Mua” Danh
Mang “Danh” mà mất “Pháp”
“Công sức” – Hoài luyện tu !
“Tình Đạo” dù an ủi
“Danh” nào ai đã theo ?
Theo “Pháp Danh” – Dòng họ !!!
…May thay ! – Ý đệ tử !
Đâu phải tâm ý ngài…
Đã một thời liệt oanh
Mong mãi mãi như vậy
Khi “Tâm” ngài “Nhân Quả”
“Tâm” theo ý của Tâm …..
Thích Chân Đạo
ĐỤC NƯỚC – BÉO CÒ
Trả lờiXóaSao cứ làm ầm lên?
Giáng tu - nhân quả lành!
Nếu không? Thì ngược lại…
Phật – Chúa – Trời! đều biết.
“Phận số” tạo nên duyên
Mạnh ai? – hay người nấy!
Nghĩ – suy? Khéo vẽ vời!!!
- Nếu “Tâm” chỉ biết “Tâm”.
Còn chi là “Phật pháp”.
Nếu Phật không có “Pháp”
“Công lý” – Đâu trắng – đen?
Phân biệt sao rõ ràng?
Hướng đi – ngàn trắc trở!
Đừng “Nước đục” thả câu?
Mang lòng mừng thắng lợi!
“Chân lý”! thuộc kẻ mạnh?
“Bạo lực” – lẫn “đồng tiền”?
Danh lợi cùng quyền uy.
Điểm tô cho thân xác!
Kẻ hèn sẽ thêm hèn!
Kẻ mạnh – càng thêm mạnh!
Sự vô thường – “Bất diệt”?
“Thân xác” rồi cũng tan!!!
Đâu bản năng “trí tuệ”?
“Phước Đức” phú tạo cho.
Sau bao kiếp luân hồi.
Gieo trồng mang hưởng “quả”!
Tâm “tĩnh tại” chưa đạt.
Biết Phật – Hiểu tâm Phật.
Phân biệt – mọi trái oan!
Tuỳ Duyên – Quả - Môi trường!!!
Cảm thông và giác ngộ.
Tu – sửa! thoát lầm mê…
Chúng sinh đồng “cõi thiện”
- Trọng Phật – Trọng ở Tâm.
“Danh” Ngài đâu tác dụng.
“Phật”? chẳng phải chức danh!
“Tục – Trần” mê lầm tưởng!
Tu Phật để lấy danh!
Càng tu “Danh” càng mạt .
Vì “Danh” chính là vỏ!
“Trần tục” – hơn “tục”- trần
Theo “Cha” không theo “Họ”.
Theo “Thầy” – sửa “Đạo – Thầy” !
“Chưa…Nghè đe hàng Tổng”
Đó thật “Đạo” – Việt Nam!
Ngày “Đại hội” sắp tới!!!
Ngày “Phật” Việt ra đời.
Ai đề xướng Phật Việt.
“Mắt” Phật đó! Đâu xa?
Ẩn mình trong “Giáo hội”?
Trong “Đầy tớ” nhân dân.
Khiến xui Phật? thêm Phật?
Di Lặc! Từ - Hết – Thọ?
Hoằng Đạo – Đất “Tự do”!
Bù trừ - trong “Cuộc chiến”
“Tin lành” Ta được cải?
Ta cải “Tổ” - chính ta?
“Nhân - Quả” là chuyện nhỏ.
“Việt” - Ta ? phước hơn nhiều!!!
Mừng Sư - Tăng phật tử
Ta yêu trí “Phước ta”???
(Nhân Tâm Trung Tử)
PHÁP DANH
Trả lờiXóaTa mang dòng họ “Thích”
Không phải – để “Thích” vui !
Hay “Thích” thú - Tôn kính…
“Thích” là họ của ngài !
Tỏ ngộ ! – Luật “Nhân Quả”
“Bát Chánh Đạo” – Con đường…
Giúp chúng sinh toàn cõi !
Thoát sinh tử - Luân Hồi !
Đức Bổn Sư Thích Ca
Đức Phật chung muôn đạo !
Không có Phật thứ hai.
Cùng “Tâm”- Một “Nhân Quả”
Hiện thân dưới trần đời…
Nếu có Phật thứ hai.
Phải chăng – Danh “Kết nạp”!!!
Nếu không đệ tử ngài !...
Sao vẫn mang họ “Thích”?...
Phật nào cũng là Phật
Bản thân ngài cũng là “Phật”
Phật hoàng trần – Phật vua
Cùng dòng máu con “Việt”
Tạo sinh bao đệ tử
Một dòng Thiền Trúc Lâm
Nếu đã tôn trọng ngài
Xin đừng bỏ danh “Họ”
Họ - Cha mẹ sinh con
Hãy lấy lại vị danh
“Hoàng Trần” Tự…Đệ tử ?
Đó ! chúng sinh tuỳ hỷ
Đó ! Chính Phật tại tâm
Niềm tự hào vô tận
Việt Nam – Thật Việt Nam?
Giai cấp – Không phân biệt ?
Ngoài con đường Phật Đạo
Không còn đường nào khác !
Công bằng và bình đẳng
Phật Đạo là Tâm Nhân
Nhân quả là chân lý
Bát Chánh là đường đi
Tâm Tịnh là Lý Tưởng
Trường tồn là mục đích
Chủ nghĩa – Thoát Nhân Quả
Trừ - Không sinh ! Không diệt !
Danh pháp – Không đúng “Pháp ”
Danh – Vẫn chỉ hoàn “Danh” !
VSTVS
Thích Thiện Quang
“Nước biển mênh mong không đong đầy tình mẹ”
Khói bếp lồng lộng, không phủ kín “Thái Sơn”
“Tình với Công ”
“ DUY VẬT " hay " DUY TÂM " ???
Trả lờiXóahttps://www.youtube.com/watch?v=kHS5ty-USpE&feature=share
" TIỀN ” phương tiện HÀNH ĐẠO ???
https://www.youtube.com/watch?v=LbWbye7IvnE&feature=share
“ OAN GIA” không đúng CHỦ ?
“ Sai LY … Đi một DẶM ….. ”
Nên LÂY vương … MẮC vạ …..
https://www.youtube.com/watch?v=y9cZC2aOKN8&t=127s
Chuyện “ TÂM LINH ” là THẬT !
“ MÔI GIỚI ” thật CHÂN hơn !
( Thay NHÂN QUẢ ?….. Đạo LÝ ? )
Có TIỀN có TẤT CẢ ………
https://www.youtube.com/watch?v=dzqAiGWDhhA
Nhờ ơn CHÙA PHÚC KHÁNH
Chỉ trong vòng VÀI NGÀY
Ngàn … Vạn người THOÁT NẠN !
http://cafef.vn/hang-nghin-nguoi-chen-chan-dang-so-cung...
“ TIỀN nào ….. Thì “ CỦA ” đó ! ”
( … SAO và … HẠN tính riêng
Một trăm năm mươi ngàn
Không thể THÊM hoặc BỚT ! )
http://kenh14.vn/nguoi-thu-tien-o-chua-phuc-khanh-thu-150...
Không chấp nhận “ Sổ NGHÈO ”
Vì “ NGHÈO ” ….. Xã hội LO …..
Có “ THỰC ” mới vực ĐẠO .
Vì “ CHỦ NGHĨA DUY VẬT ”
( Có TRƯỚC và TRÊN HẾT ! )
Muôn năm PHẬT HOÀNG TRẦN …
Muôn năm ĐẠO VIỆT NAM .
( Nhân Tâm Trung Tử )
Nhờ gần ĐÈN ….. “ Tỏa sáng ”
Trả lờiXóahttp://danviet.vn/tin-tuc/chu-tich-hn-nguyen-duc-chung-ong-kinh-loi-dung-khieu-kien-de-truc-loi-1009159.html
“ Từ NHÂN DÂN mà ra ”
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=6227.0
“ Dân quyết sai DÂN chịu ”
https://nguyentandung.org/quoc-hoi-tuc-la-dan-dan-quyet-sai-thi-dan-chiu.html
“ PHÊ BÌNH tự PHÊ BÌNH …
Có TẬT tất GIẬT MÌNH ?
Hữu xạ tự nhiên hương . ”
https://www.facebook.com/photo.php?fbid=110501393651707&set=a.110501753651671&type=3&theater
• “ Khẩu ” ĐẠO ???
Trả lờiXóa• http://thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?746215-NH%C6%AF%CC%83NG-BA%CC%80I-PHA%CC%81P-CU%CC%81-THUY%C3%8A%CC%81T-PHA%CC%81P-CU%CC%89A-TT-THI%CC%81CH-CH%C3%82N-QUANG&p=1480151&posted=1#post1480151
•
• “ HOẰNG PHÁP ” không hiểu PHÁP !
• “ HỘ PHÁP ” không biết PHÁP !
• “ Ý ” tốt – “ Hành ” … TRÁI NGƯỢC ???
• - Phải chăng do … “ Tín ” cuồng !!!!!
• ( “ Tốt – Xấu ” ….. Khỏi phân biệt ??? )
• “ VÔ HÌNH ” - Không vô hình ….. !!!
• Quyền ý TA ….. Tất cả ?????
• Một khi ….. “ TU HỘI NHẬP ” !!!!!
• “ PHÁP ” mạnh do ….. Mạnh “ Khẩu ” ???
• http://www.daophatngaynay.com/vn/dien-dan/doi- /3528-Toi-doc-HIEU-THE-NAO-VE-quot-TOI-TO-TONG-quot-Cua-Nguyen-Thuy.html
•
• Đúng ….. ĐẠO LÝ “ DÂN GIAN ” !!!!!
• Cùng ….. “ Lẽ NƯỚC - Lòng DÂN ” ???
• Cũng … “ Tức TÂM - Tức PHẬT ” !!!
• Thời “ PHÁP ” …. Mạt chuyện nhỏ ?
• Sợ mạt ….. Chính “ TÂM ” ta “?????
•
• ( Nhân Tâm Trung Tử )
• TÂM LINH !
Trả lờiXóa• https://www.youtube.com/watch?v=RbZCTMa-vZ8&hd=1
•
• Không gì TÂM LINH hơn …
• Là ĐẠO PHẬT “ NHÂN QUẢ ”
• “DUY VẬT ” PHẬT đăng quang !!!
• “ CÁNH MẠNG ” nào hơn thế ???
• MUÔN NĂM PHẬT HOÀNG TRẦN …
• MUÔN NĂM PHẬT VIỆT NAM …
• Hợp lẽ NƯỚC … Lòng DÂN ???
• “ ĐỜI – ĐẠO ” thêm ĐOÀN KẾT ???
• “ Người NỘI … Dùng hàng NỘI ”
• Để trọn … Hoàn “ CÁCH MỆNH ”
• Hãy theo “ PHÁP DANH ” ngài …?
• Đúng tinh thần “ TỰ LỰC ” !!!
• Đâu riêng gì phải “ THÍCH ” ???
• Mới ĐỘ HÓA ….. Trần ai !!!
• THẾ THỜI dù XUÔI NGƯỢC …
• “ NHÂN QUẢ ”… Vẫn CHÂN LÝ !
• “ DANH ”… Không thể thay TÂM !!!
• “ Trần ”… Ai thay được “ THÍCH ”???
• “ HỮU XẠ TỰ NHIÊN HƯƠNG ”
• THƯỢNG ĐẾ cũng NHÂN QUẢ !!!
•
• (Nhân Tâm Trung Tử )
• HỘ PHÁP
Trả lờiXóa• https://www.youtube.com/watch?v=RbZCTMa-vZ8&hd=1
•
• Đạo nào … Hộ PHÁP nấy !!!
• Điều nhậy CẢM khó nghe …..
• Nhớ “ Gạt bỏ - Xóa ngay … ”
• Dù đó điều ….. “ Sự Thực ” ???
• Nhớ “ Đóng cửa ….. Bảo nhau ”!!!
• Kẻo gió “ NGOẠI ” … Lùa vào ?
• “ … Hội nhập ” TU ảnh hưởng !!!
• “ ĐẠO PHẬT ”- Đạo chân thật …..
• “… DÂN GIAN ” chân thật hơn ???
• ( Hợp THỜI ĐẠI – “ Lòng Dân ” ) !!!
• Chính “ Tức TÂM - Tức PHẬT ”
• Hãy hướng tới TƯƠNG LAI …
• Xã Hội … .. “ DÂN vẫn CHỦ ” !!!
• Mọi “ VA ĐẬP … ” trước mắt !!!!!
• ( Chớ bận TÂM ….. “ CHUYỆN nhỏ ” )
• Tám Tư Ngàn ….. PHÁP MÔN
• Tạo “ TƯ DUY - ĐẠO ĐỨC ”
• Của mười phương ….. Chư PHẬT !
• Tha hồ TA …… “ KHẢO TRA ”
• ( Ra – Vào ….. Thêm hoặc Bớt … )
• Ai … Phận nấy - “ NHÂN QUẢ ” !!!
• Chớ “ THẮC MẮC ” – phiền TÂM …..
• Sai … LỆCH … đường “ PHƯƠNG HƯỚNG ”
• Kim chỉ nam ….. PHẬT HOÀNG …..
• Đã ….. An TỌA … DƯƠNG GIAN !!!!!
• “ HÀO QUANG ” … Mãi chói lọi …..
• “ PHẬT TA ” … TA … Không biết ???
• Hỏi “ ĐỨC - ĐẠO ” ….. Biết gì ?????
• “ Hãy Nghe – Nhìn ….. Để biết !!!
• ….. Nhưng chớ có LẦM TIN ”
• MUÔN NĂM PHẬT HOÀNG TRẦN …
• MUÔM NĂM PHẬT VIỆT NAM
•
• ( Thích Đạo Chân )
•
• PHẬT VIỆT !
Trả lờiXóa• https://www.youtube.com/watch?v=K1URzZ-7NGs&hd=1
•
• ĐẠO PHẬT – ĐẠO chân thật !
• Vì “ NHÂN QUẢ ” … Chân lý .
• Muôn năm PHẬT HOÀNG TRẦN …
• Có “ Điện ảnh ” ….. Chứng minh !!!
• https://www.youtube.com/watch?v=cboI5N7nAjM&hd=1
•
• Cùng “ Diên Hồng ” … Bất diệt …..
• “ Đấu Chiến Thắng ” … Nguyên Mông …..
• Hơn mọi PHẬT ….. “ Sử Sách ” ???
• Dù cuối … TRẦN ….. ĐẠO suy !!!
• http://www.hkt.vn/hoang-phap-tre/cuoc-song-quanh-ta/4635-Nhung-nguyen-nhan-chu-yeu-lam-cho-Thien-phai-Truc-Lam-doi-hau-Tran-suy-yeu.html
•
• Thời “ … Hội nhập ” ….. Xưng PHẬT ?
• Công do “ ĐẠO hòa ĐỜI ” …..
• TÂM TỊNH nhờ ….. “ IM RE ” !!!
• http://cusiminhthanh.blogspot.com/2014/09/lam-nao-e-giao-hoi-khong-im-re-bai-1.html?showComment=1415394346480
•
• Ngày 1 tháng mười một …
• Tưởng kính PHẬT HOÀNG TRẦN …
• Mong Chư Tăng mọi miền …..
• Trong NƯỚC như ngoài NƯỚC …
• Nếu là người VIỆT NAM
• Theo PHÁP danh PHẬT HOÀNG …???
• ( Như Con ….. Theo HỌ CHA !!! )
• Vì mọi PHẬT ngang nhau …
• Người VIỆT hiểu tiếng VIỆT
• Tu PHẬT VIỆT dễ hơn ???
• ( Hợp lẽ NƯỚC ….. Lòng DÂN !!! )
• Để NĂM CHÂU – BỐN BIỂN …
• LIÊN HIỆP QUỐC – THẾ GIỚI …
• Mọi ĐẠO lấy làm gương
• https://www.youtube.com/watch?v=8A6-z-FjOuA
•
• Khỏi đề nghị … Đề xuất …..
• https://www.youtube.com/watch?v=kzgGzwEaZIc
•
• Như “ DUY TUỆ ” … Trước đây !!!
• https://www.youtube.com/watch?v=LoCsu3J-SRs&index=19&list=PL_Uhty3ZhEoV7C19kiJpxfbvgkIlUqzrm
•
• Sẽ vinh DANH PHẬT HOÀNG …..
• Lòng “ TỰ TRỌNG – TÂM HỒN ”
• Khỏi TIẾNG tai – TAI tiếng ???
• “ Tôn DANH và mượn DANH ” !!!
• MUÔN NĂM PHẬT HOÀNG TRẦN ...
• MUÔN NĂM ĐẠO … VIỆT NAM
•
• ( Nhân Tâm Trung Tử )
CHỦ NGHĨA ” HƯỚNG ?
Trả lờiXóahttps://thanhnien.vn/the-gioi/ong-trump-khang-dinh-chi-nhan-luong-tong-thong-1-usdnam-764913.html
“ CHỦ NGHĨA ” … THEO NHÃN “ MÁC ”
https://www.youtube.com/watch?v=w6zLOYTFJoU&feature=share...
- TỐT NHẤT CHỌN “ CÔNG TY ”… ???
https://www.youtube.com/watch?v=YQM669t9Bag
THEO “ CHỦ NGHĨA - DÂN CHỦ ”
https://www.facebook.com/TriThucVietNamForum/videos/398316404562194
CHỌN “ NHÂN QUYỀN” …... NƯỚC NÀO ?????
https://www.youtube.com/watch?v=QYTk1Eg_1OU
“ BÌNH ĐẲNG … VÀ … ĐẠO ĐỨC ”
https://www.youtube.com/watch?v=63Va9Fxz_us
NGOÀI “ CHỦ NGHĨA NHÂN QUẢ ” !!!
https://www.youtube.com/watch?v=xf6W0y9j33w
KHÔNG CÒN “ CHỦ NGHĨA … ” NÀO ?
https://www.youtube.com/watch?v=HYiZ6jKcAxs
“ HẠNH PHÚC … VÀ … TỰ DO ” … ?????
https://www.youtube.com/watch?v=QYTk1Eg_1OU
CHO “ LOÀI NGƯỜI - CHÚNG SINH ,,, ” ….. ?????
https://www.youtube.com/watch?v=bQi3wLO0REQ
VỮNG BỀN – TOÀN THẾ GIỚI ?????
https://www.youtube.com/watch?v=9OuJrqGCvJ4
( NHÂN TÂM TRUNG TỬ )