Thứ Hai, 28 tháng 7, 2014

Chủ nghĩa Marx và sự chuyển mình thay đổi vận mệnh dân tộc

Kỷ niệm 196 năm ngày sinh của Karl Heinrich Marx (05/05/1818 – 05/05/2014)
Chủ nghĩa Marx và sự chuyển mình thay đổi vận mệnh dân tộc
Bài viết này được tôi viết ra nhân dịp kỷ niệm 196 năm, ngày sinh của Karl Heinrich Marx, người thầy vĩ đại của giai cấp vô sản và nhân dân lao động trên toàn thế giới. Có lẽ cho đến nay vẫn còn có nhiều ý kiến trái chiều về Karl Marx và các học thuyết của ông tuy nhiên có một sự thật đó là chủ nghĩa Marx – Lenin đã đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy giành độc lập của các dân tộc thuộc địa trên toàn thế giới, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại, kỷ nguyên mà các dân tộc có quyền tự quyết. Tuy nhiên đó chỉ là một trong những mục tiêu nhỏ nhoi mà chủ nghĩa Marx hướng tới, mục đích của chủ nghĩa Marx là hướng tới xây dựng một xã hội công bằng, văn minh, giàu mạnh và con người sống ở trong đó có quyền tự do, quyền bình đẳng và quyền hạnh phúc. Rất nhiều học giả tư sản trên toàn thế giới coi những gì Marx viết ra là ảo tưởng, là xã hội không tưởng tuy nhiên liệu nó có không tưởng hay không, đó vẫn là một câu hỏi lớn mà chúng ta cần phải giải đáp. Kể từ năm 1991, khi mà Liên Xô sụp đổ đã dẫn đến việc sụp đổ của hệ thống các nước chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới khiến cho con người ta mất niềm tin vào chủ nghĩa Marx Lenin, người ta cho rằng các học thuyết của ông đã đi vào quên lãng. Những Đảng Cộng Sản trên toàn thế giới đã trở nên chùn bước trên con đường cách mạng nhưng ở đâu đó, vẫn nhen nhóm lên ngọn lửa của chủ nghĩa cộng sản, nó trải qua cái thời kỳ rực cháy của những năm 1844 cho đến 1975, thời điểm đầu tiên đánh dấu sự ra đời với bản Tuyên ngôn thế kỷ: Tuyên Ngôn Đảng Cộng Sản cho đến thời kỳ huy hoàng của Liên Xô 1975. Tất cả đã chấm dứt chăng, không thực sự thì phong trào Cộng sản vẫn đang hoạt động, nó âm ỷ như những đám lửa dưới bụi cỏ khô, chỉ đủ cơ hội là bùng lên thiêu cháy lấy toàn bộ khu rừng già cỗi của chủ nghĩa tư bản. Sau cơn mưa trời lại sáng, chủ nghĩa cộng sản bây giờ cũng giống như chủ nghĩa tư bản của thế kỷ 15, nó đang hoạt động trong thầm lặng và mạnh mẽ. Bóng ma chủ nghĩa cộng sản bây giờ không còn lan tỏa ở châu Âu nữa, nó đang vươn ra chính thế giới, Bóng ma đó giống như ác quỷ với chủ nghĩa tư bản nhưng nó là mặt trời chân lý đối với nhân dân lao động toàn thế giới. Tạm mượn vài câu thơ của nhà thơ Tố Hữu: “Từ đó trong tôi bừng nắng hạ. Mặt trời chân lý chói qua tim”. Chủ nghĩa tư bản hiện nay đang ở đỉnh cao của nó giống như chế độ phong kiến của thế kỷ 15, nhưng đỉnh cao rồi cũng sẽ phải qua, quy luật là vĩnh cửu, chẳng có thứ gì trường tồn mãi được cả. Những người cho rằng Chủ nghĩa tư bản không bị sụp đổ cũng giống như việc công nhận sự bất tử của con người vậy, nhưng thực tế thì không đã sinh ra thì phải có diệt vong. Đến Trái Đất thân yêu của chúng ta cũng phải có lúc diệt vong vậy thì con đẻ của nó, chủ nghĩa tư bản liệu có thể thoát khỏi quy luật đó chăng. Nói đến khái niệm sinh diệt là ta công nhận một sự thật, một quá trình vận động đối với vạn vật nhưng trong cái chung cũng có cái riêng, sinh diệt của con phù du chỉ là nửa ngày, sinh diệt của vi trùng thì tính đến từng giây, nhưng sinh diệt của một đời người có khi lại là 80 năm, sinh diệt của một hành tinh cũng là hàng tỷ năm. Vậy sinh diệt của một chế độ xã hội cũng vậy, nó có thể kéo dài hàng ngàn năm nhưng không thể trường kỳ vĩnh cửu. Kể từ năm 2008 trở đi, cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài đến nay đã hơn 7 năm, mặc dù truyền thông liên tục đưa tin tốt nhằm định hướng dư luận nhưng rất nhiều nhà nghiên cứu đã đặt một vấn đề lớn, đó chính là CNTB không hoàn hảo và nó đang phải đối mặt với những mâu thuẫn nội tại sâu sắc của chính nó, mâu thuẫn mà nó không thể giải quyết được, đó là mâu thuẫn sinh diệt, nó có thể giàu có, có thể nhiều sản phẩm khoa học kỹ thuật văn minh, nhưng nó cũng không thể tránh khỏi sinh – lão – bệnh – tử giống như con người vậy. Việc CNTB đi tìm cách duy trì sự sống của nó cũng giống như Tần Hoàng đi tìm thuốc trường sinh bất lão vậy, cố gắng thế nào rồi cũng sẽ về không cả thôi. Tuy nhiên khi viết bài viết nho nhỏ này, tôi không phải bàn về CNTB sẽ chết thế nào, vì đó là 1 vấn đề quá lớn, cần bạn phải nghiên cứu hàng chục năm hoặc thậm chí trăm năm trên những nền tảng kế thừa.
Cái tôi muốn viết là việc vận dụng những học thuyết của Marx trong việc thay đổi vận mệnh của chính dân tộc. Là một nhà triết học duy vật biện chứng, nên Marx không phó thác số phận của mình cho 1 đấng tối cao như các nhà duy tâm khách quan thường làm, ông cũng không phó thác số phận cho chính ý thức của con người, cái mà ngay chính bản thân nó cũng không kiềm chế được nó giống như chủ quan thường làm. Marx lại càng không phó thác số phận cho tự nhiên như cá nhà duy vật cổ điển vẫn làm. Cái Marx quan tâm chính là: “Các nhà triết học chỉ lo giải thích thế giới, vấn đề là cải tạo nó như thế nào”. Cải tạo thế giới hay không chính là cải tạo từ chính bản thân mình, bản thân con người mình. Việc cải tạo thế giới cũng vậy nó được thực hiện một cách có chủ đích và con người là chủ thể trong chính việc cải tạo thế giớ này. Nói đến đây nhiều người có thể cảm thấy phải chăng Marx duy tâm chủ quan. Sự thật không hề như vậy, theo triết học Marx thì con người và đại tự nhiên là một mối quan hệ chặt chẽ với nhau, con người sinh sống trong đại tự nhiên và chịu sự chi phối của các quy luật đại tự nhiên, chính vì thế con người chỉ có thể cải tạo thế giới khi họ hiểu đại tự nhiên là thế nào, các quy luật tự nhiên là thế nào. Marx không bao giờ dùng từ ngữ con người quyết định thế giới bằng ý thức của họ, cái Marx muốn ám chỉ tới đó chính là con người cải tạo thế giới theo chính các quy luật của nó. Nó đáng vận hành thế nào thì bạn vận hành nó thế đó, đừng cố gắng thay đổi nó theo cách mà bạn nghĩ, hãy cải tạo nó theo cách mà bạn hiểu. Sự cải tạo thế giới đơn giản trước hết chính là khắc phục những tổn thương mà con người đã làm với đại tự nhiên. Một ví dụ đơn giản đó là theo Marx, đất nào trồng được lúa thì trồng lúa, đất nào trồng được rau thì trồng rau, đất nào trồng được cây ăn quả thì trồng cây ăn quả, đó là cải tạo thế giới không phải là đem cây ăn quả trồng xuống bùn vẫn kết trái hay đem lúa trồng trên hoang mạc vẫn trĩu bông. Vì vậy cải tạo thế giới hay không phụ thuộc vào cái gọi là con người ta hiểu thế giới này đến đâu và hiểu bản thân họ đến đâu. Đừng ra ngoài tìm cầu một đấng thần linh hay đại tự nhiên gì cả, hãy thay đổi thế giới bắt đầu từ việc thay đổi chính bản thân mình. Có thể ở điểm này chủ nghĩa Marx mang đậm tính Phật giáo sâu sắc vì vậy có thể nhiều người vẫn cho rằng Marx chịu ảnh hưởng nhiều từ tư tưởng biện chứng của Hegels tuy nhiên chính ông ta lại thừa nhận ông chịu nhiều tư tưởng từ phép biện chứng của Phật giáo. Marx đã từng nói: ”Phép biện chứng bắt nguồn từ Phật giáo và kết thúc cũng ở Phật giáo” đồng thời Engels cũng đã từng khẳng đỉnh: ”Nếu có một phép biện chứng hoàn thiện thì đó là phép biện chứng trong Phật giáo”. Cũng như đạo Phật, chủ nghĩa Marx chú trọng vào chính hướng nội của con người, việc cải tạo thế giới thực sự phụ thuộc vào giác ngộ con người đến đâu, có chăng chủ nghĩa Marx chỉ khác Phật giáo về cách thể hiện. Vậy nên ta có thể thấy nhà bác học vĩ đại nhất của thế kỷ 20, Albert Einstein - một tín đồ Phật giáo thuần thành thì ông cũng đồng thời là một con người phấn đấu cho sự nghiệp chủ nghĩa xã và chính ông cũng nhận định sự diệt vong của chủ nghĩa tư bản là không thể tránh khỏi.
Bài viết này tôi sẽ chỉ đi vào phân tích một số vấn đề ngay trong chính dân tộc ta và chúng ta nên thay đổi nó như thế nào theo như những gì mà đã học được từ chủ nghĩa Marx. Đã hơn 100 năm trôi qua kể từ ngày học thuyết của Karl Marx và Engels ra đời, lịch sử đã có nhiều biến động nhưng những học thuyết này vẫn đứng vững và ngày càng chứng tỏ hơn cho ta thấy tính soi sáng trong việc dự báo xã hội tương lai. Chủ Nghĩa Tư Bản cũng đã thay đổi nhiều so với thời kỳ Marx sống nhưng không có nghĩa những gì Marx nói là sai, thậm chí đối chiếu và so sánh, ta càng cảm thấy kinh ngạc vì sự tiên đoán chính xác của ông. Chủ Nghĩa Tư Bản vẫn không hề thay đổi bản chất nó: “ra đời và lớn lên từ máu và bùn nhơ ở mỗi lỗ chân lông của nó”. Kéo theo sự phát triển của chủ nghĩa đế quốc là những hệ lụy của nó như thói mê tín dị đoan, sự lừa dối, suy đồi đạo đức xã hội, những kẻ cơ hội và hàng loạt các tệ nạn khác mà chúng ta sẽ phân tích dưới đây. Gần 30 năm đổi mới, bên cạnh việc đạt được một số thành tựu về kinh tế thì cái giá mà chúng ta đang phải trả là quá đắt.
1.    Về phương diện tư tưởng:
Có lẽ đây là phương diện mà tôi phải đề cập đến đầu tiên, có lẽ sau đổi mới 30 năm, đạt được một số thành tựu kinh tế nhất định mà đã có nhiều người thay đổi tư tưởng, thậm chí quay lưng lại với những lý tưởng mà chúng ta đã mong muốn vươn tới để thay đổi xã hội. Họ quay lại, cổ vũ cho các thế lực tư bản, phản đối chủ nghĩa xã hội, mong muốn đứng vào trong hàng ngũ tư bản để ăn trên thiên hạ, để có thể chà đạp lên người dân lao động và giai cấp vô sản. Hoặc kể đến có những người, không chịu chấp nhận sự thật là họ đã hiểu sai chủ nghĩa Marx, họ vin cớ vào sự sụp đổ của Liên Xô và sai lầm trong quá khứ để đạp đổ chủ nghĩa Marx, để tuyên truyền rằng Marx đã sai. Họ không dám nhìn nhận vào sự thật là họ đã sai hoặc vì chính họ vì lợi ích cá nhân, vì tư tưởng ích kỷ hẹp hòi mà họ sẵn sàng bán rẻ lại lương tâm của chính mình.Sự biến đổi về tư tưởng của các thành phần cơ hội và xét lại này ngay từ thời Marx đã có, ông cho thấy vì lợi ích cá nhân nào đó mà đã có những người từng đứng trong hàng ngũ vô sản đã sẵn sàng từ bỏ giai cấp của chính mình để đi về với hàng ngũ giai cấp tư sản, đàn áp lại các đồng chí của mình. Một trong những ví dụ điển hình có lẽ phải nói đến Lassalle, người học trò, người từng cứu giúp Marx nhưng cuối cùng đã không thể chiến thắng được cám dỗ chính trị của giai cấp tư sản Đức. Ngày nay chúng ta có thể thấy rõ những biến đổi về tư tưởng này thể hiện rất rõ, đặc biệt là ở tầng lớp trí thức tiểu tư sản hiện nay. Vì sao lại thể, Marx đã phân tích trong cuốn đấu tranh giai cấp ở Pháp, và cách mạng Đức, những tầng lớp trí thức tiểu tư sản không phải là những người trực tiếp bị bóc lột, nhưng họ lại có kiến thức, có tri thức, họ cho rằng họ xứng đáng đứng ở trên xã hội, họ là tầng lớp phải lãnh đạo xã hội, lãnh đạo mọi người, là tinh hoa của dân tộc vậy nên cần phải được tôn vinh họ. Họ coi thường giai cấp vô sản và nhân dân lao động, theo họ đó là những người hèn kém, những người ngu muội của xã hội và phải chịu sự lãnh đạo của họ. Chính cái tư tưởng như vậy đã khiến cho tầng lớp trí thức ngày càng có xu hướng xa rời nhân dân, xa rời giai cấp vô sản mà đứng về phía giai cấp tư sản. Vậy nên theo Marx trí thức là cũng phải đi cùng với nhân dân, cũng tham gia vào quá trình lao động sản xuất với nhân dân, có như vậy họ mới thấu hiểu được nỗi cùng khổ của nhân dân lao động, họ mới kiên định trên con đường cách mạng. Thời của chủ tịch Hồ Chí Minh, vì sao trí thức luôn sát cánh cùng nhân dân, kiên trì làm cách mạng chính vì họ đã được tôi luyện qua những thử thách chông gai cùng nhân dân lao động, cùng giai cấp vô sản. Có thể thấy Marx không chỉ nghĩ ra mà còn là người hành động rất quyết liệt, ông sống cùng với nhân dân lao động tại những khu nhà ổ chuột, những nơi nghèo đói từ Manchester cho tới London, ông và Engels ngày ngày vẫn luôn chứng kiến những cảnh người cơ cực, cũng trải qua những tháng ngày đói rét không có thức ăn. Ngay như Lenin hay chủ tịch Hồ Chí Minh của chúng ta cũng vậy, cũng đã từng sống dưới tận cùng đáy của xã hội, chính vì thế họ hiểu và kiên trì với cách mạng đến cùng. Ước mơ của họ chỉ là làm sao để thay đổi cuộc sống, làm sao để không còn những người cùng khổ, không còn thấy nông dân chết đói trên đồng ruộng hay công nhân gục ngã nơi đường ray. Còn trí thức ngày nay của chúng ta thì sao, sinh ra đã no ấm, đi học thì được nhà nước đài thọ, nhà nước chu dưỡng cho đi học, cả đời ko phải cày cấy trên đồng ruộng hay làm công trong nhà máy, vì vậy những phần tử trí thức này sau khi đã thành tài thì quay lại phản bội lý tưởng, phản bổi lại chính con đường cách mạng, quả thực đáng xấu hổ.
Sự suy đồi về tư tưởng bắt nguồn trước hết từ sự phản bội lý tưởng cách mạng, ngày nay trên các phương tiện thông tin đại chúng bạn có thể thấy nhan nhản những vị trí thức này đòi xóa bỏ chủ nghĩa xã hội, xóa bỏ việc xây dựng xã hội bình đẳng, họ đòi xã hội phải phục tùng họ, phải đi theo con đường tư bản chủ nghĩa để có thể thực hiện việc người bóc lột người. Có một vị giáo sư dù đã ở cái tuổi gần đất xa trời nhưng ông tự cho mình cái quyền đòi phát biểu xã bỏ CNXH chỉ vì ông hận thù, ông hận nhà nước này, quốc gia này đã từng khiển trách ông vì những chính sách kinh tế sai lầm mà ông đưa ra. Ông lớn tiếng chửi rủa Marx mà không hiểu những cái ông gán cho Marx là cái chủ nghĩa xã hội tự ông nghĩ ra, không phải là chủ nghĩa xã hội Marx hướng tới, ông ko dám nhìn nhận vào thật sự mình đã sai, mình đã rất kém, mình học không đầy đủ vì ông còn phải giữ cái danh giáo sư, cái danh chuyên gia. Có thể thấy vì thế ông cầm đầu phong trào phản cách mạng ở nước ta, phản bội lý tưởng cách mạng mà ta đã dày công xây dựng. Điều này càng cho thấy sự ích kỷ, nhỏ nhen, tư tưởng cá nhân và cơ hội chủ nghĩa, sự mất nhân phẩm đạo đức trong ông giáo sư này chứ không làm cho ta thấy được trí tuệ gì của ông cả.
Xa hơn nữa, việc diễn biến tư tưởng này đã kéo theo việc diễn biến đòi xét lại lịch sử, đòi biến những kẻ bán nước thành anh hùng. Đất nước ta, là đất nước của hơn 80 năm độ hộ thực dân và 30 năm máu lửa kháng chiến, đất nước trải qua vô vàn đau thương, đất nước của những con người đã đỏ xương máu, hi sinh cả tuổi xuân, mạng sống hạnh phúc cá nhân chỉ để dành độc lập dân tộc cho đất nước. Đất nước đã từng bị chia cắt bởi những chính quyền bán nước cầu vinh, bởi những kẻ bán mình cho ngoại bang để mưu cầu lợi ích cá nhân. Nhưng một phong trào xét lại lịch sử đang đòi biến những kẻ bán nước thành anh hùng, đây là một điều không chấp nhận được trong lịch sử. Hòa giải dân tộc cần không, là vô cùng cần thiết nhưng ý nghĩa của hòa giải dân tộc là gì: đó là nhân dân ta có lòng khoan dung, chúng ta phải biết tha thứ cho những con người đã từng mắc lỗi, chúng ta sẵn sàng đón chào họ quay trở lại Việt Nam, làm lại từ đầu và trở thành công dân của nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam. Nhưng hòa giải dân tộc không có nghĩa là đổi trắng thay đen lịch sử, là biến Trần Ích Tắc thành Trần Hưng Đạo, hòa giải dân tộc không phải là để biến những người bán nước thành người yêu nước. Có những người đã từng sai lầm khi phản bội tổ quốc, nhưng sau đó lại thành anh hùng dân tộc đó là vì họ biết sám hối, biết quay đầu, biết phục thiện, đó là do ý nghĩ, tư tưởng, hành động của họ quyết định chứ không phải là việc của những nhà xét lại lịch sử. Bạn thử nghĩ xem nếu bạn xét lại lịch sử thế thì nó sẽ ảnh hưởng thế nào đến thế hệ sau này, đến việc giáo dục nhân cách đạo đức cho thế hệ trẻ. Người Trung Quốc trong lịch sử của họ có 2 nhân vật đối lập nhau, đó là Tần Cối và Nhạc Phi, họ dạy cho con cháu về lịch sử của cả Tần Cối lẫn Nhạc Phi rõ ràng đàng hoàng. Họ dạy thế nào, họ dạy Nhạc Phi cho con cháu họ để con cháu biết điều gì nên làm để báo ơn quốc gia, họ dạy Tần Cối cho con cháu họ để răn đe con cháu họ không được làm những điều bán đứng quốc gia, hãm hại trung lương. Nhưng một sự thật là hiện nay với phong trào xét lại lịch sử, thì chúng ta không chỉ dạy con cháu phản bội lý tưởng cách mạng mà còn dạy con cháu phản bội lại quốc gia. Vinh danh nhưng kẻ đã bán Hoàng Sa cho Trung Quốc có khác nào dạy cho con cháu rằng: “Các bạn à, không cần bảo vệ tổ quốc đâu, cứ bán nước đi, rồi cuối đời viết cuốn hồi ký bịa ra là từ kẻ thù dân tộc chúng ta sẽ thành anh hùng dân tộc ngay chứ đâu.”. Xét lại lịch sử là mầm mống của phản bội tổ quốc, là không có cái nguy nào bằng cái nguy này, dạy cho con cháu sống vô ơn. Tôi cũng vậy, phải hiểu rằng muốn làm người tốt trước hết là phải làm người trung nghĩa, dù quốc gia có thế nào, cũng chỉ gắng sức xây dựng quốc gia, không thể nào phản bội lại quốc gia được vì quốc gia cho ta cuộc sống, cho ta sự bảo hộ, bạn thử nghĩ xem, bạn là người ko quốc gia, ko hộ chiếu, vô gia cư đi đến đâu cũng bị khinh thường thì bạn có cảm thấy khổ sở không.
Đáng tiếc thay giờ đây, sự diễn biến tư tưởng đang ngày càng diễn ra sâu rộng tại Việt Nam mà chúng ta không có những tác động để thay đổi nó. Gần 30 năm đi theo kinh tế thị trường thì cũng là gần 30 năm Việt Nam đã đánh mất đi giáo dục truyền thống, giáo dục đạo đức, để giờ khiến cho sự lên ngôi của giáo dục là những tư tưởng xã hội phản động, cạy mạnh hiếp yếu, tư tưởng ích kỷ, lợi mình hại người, cái giá mà chúng ta phải trả là quá đắt quá đắt.
2.    Về phương diện văn hóa xã hội:
Trên phương diện văn hóa xã hội, Marx đã cho thấy, văn hóa của chủ nghĩa tư bản là một thứ văn hóa mà đạp đổ hết những văn hóa điền viên, những văn hóa truyền thống, tất cả chỉ còn là một thứ kết nối với nhau trong chủ nghĩa tư bản, đó chính là quan hệ tiền trao cháo múc. Nói đến văn hóa ta có thể thấy ngay hàng loạt những suy suy đồi của chính giới trẻ khi mà văn hóa của họ là văn hóa tự do kiểu Mỹ, họ coi thường người khác, ít kính trọng người già cả, họ đòi hòi một thứ văn hóa tôn sùng chủ nghĩa cá nhân. Có lẽ không lúc này như lúc này khi mà Việt Nam của tôi đang đối diện với ngày càng con người ta sống thờ ơ với nhau hơn, ngày càng họ sống không quan tâm đến nhau hơn, họ quan tâm nhiều đến lợi ích cá nhân hơn, quan tâm xem những mối quan hệ trong xã hội có đem lại tiền bạc cho họ không, đó là sự thật. Và cái gì đang cổ vũ cho thứ văn hóa như vậy, không ai khác chính là truyền thông, truyền thông thật sự đã biến đổi tư tưởng và nó là công cụ để làm hỏng văn hóa của một quốc gia. Ngay từ thời Marx, ông rất chú trọng vào tuyên truyền và truyền thông, ông viết báo vì ông biết lợi dụng sức mạnh báo chí để truyền bá những tư tưởng tốt đẹp, giúp mọi người hiểu được bản chất xấu xa của chủ nghĩa tư bản để có thể xây dựng xã hội mới. Truyền thông là một công cụ mà nếu người có tư tưởng đúng, tư tưởng chính nghĩa biết sử dụng thì sẽ rất tốt, nhưng nó lại là một công cụ có hại nếu rơi vào trong tay những kẻ thoái hóa về mặt tư tưởng. Điểm qua một vài thứ trên truyền thông bạn có thể thấy hiện nay:
Thứ nhất: truyền thông Việt Nam hiện nay đang bị quan hệ tiền trao cháo múc chi phối, nó chỉ quan tâm đến lợi nhuận, rõ ràng bạn thấy một tờ báo nào của Việt Nam thì những tin gì được đăng nhiều nhất, đó là tin cướp của, hãm hiếp, giết người, là tin khiêu dâm, là tin ngoại tình. Những tin này đem lại cho truyền thông lợi nhuận vì nó làm tăng số lượng người xem, làm cho họ kiếm được nhiều tiền từ quảng cáo. Trong khi đó một nền báo chí cách mạng hồi xưa của Việt Nam là nền báo chí mà tin giúp đỡ mọi người, tin người tốt việc tốt là được đăng nhiều nhất. Vì sao lại thế, bạn đăng càng nhiều tin tốt, thì người xem mới thấy xã hội tốt, họ mới dám làm việc tốt, bạn đăng càng nhiều tin xấu thì người tốt trong xã hội sẽ không dám làm người tốt, họ cho rằng xã hội này đày rẫy thứ xấu xa, và họ đã nghiêng theo cái xấu lúc nào không hay. Có thể thấy cách đây 30 năm, ngoại tình là thứ mà xã hội lên án, người ngoại tình luôn cảm thấy xấu hổ với luân lý đạo đức, với ý kiến xã hội còn giờ đây thì nó là mốt, là phong trào, là cách để thể hiện cái tôi cá nhân và truyền thông đang góp phần ca ngợi nó. Truyền thông của Việt Nam đã và đang trở thành cái ổ của tệ nạn xã hội và góp phần thúc đẩy tệ nạn xã hội.
Thứ hai: truyền thông ở Việt Nam đang xây dựng một thứ văn hóa luồn cúi kẻ mạnh, mà bắt nạ người yếu, thứ văn hóa hạ đạp thượng quỳ. Bạn có thể thấy khắp nơi nhan nhản trên các báo mạng, truyền thông Việt Nam hoặc dịch bài, hoặc viết bài ra sức đả phá các quốc gia bé nhỏ, ra sức chê bai các quốc gia yếu thế đang bị chèn ép, họ viết bài nói xấu từ Bắc Triều Tiên, cho đến Lybia, Iraq, thậm chí còn cả đất nước anh em Cuba, nước Nga, đất nước đã hiến dâng xương máu vì độc lập cho Việt Nam. Họ đã quên rằng cái ngày Việt Nam còn yếu thế, còn bị chèn ép thì những quốc gia này đã từng ủng hộ Việt Nam, đã từng giúp đỡ Việt Nam. Trong khi đó họ ca ngợi nước Mỹ, ủng họ Mỹ đem bom đạn và quân xâm lược đến các quốc gia này để giày xéo nhân dân các nước đó, để khủng bố, đàn áp, cưỡng đoạt tài nguyên và dựng nên những chế độ phát xít ở đây dưới cái vỏ bọc chính quyền tự do dân chủ kiểu Mỹ. Một thứ văn hóa hiếp đáp kẻ yếu, bợ đít kẻ mạnh đang ngày càng xuất hiện nhiều ở Việt Nam. Những nhà báo như Ô sin Huy Đức, Đoan Trang, Nguyễn Anh Tuấn hay những blogger như Nguyễn Ngọc Lập, Nguyễn Xuân Diện đang và là đại diện cho cả một thế hệ những kẻ làm báo vô lương tâm, vô đạo đức, bợ đít kẻ mạnh và hiếp đáp kẻ yếu, chỉ biết chạy theo xã hội phù hoa, cướp bóc và làm giàu trên xương máu người khác.
Thứ ba: truyền thông Việt Nam đang cổ vũ cho thứ văn hóa ăn chơi Hàn Quốc, bạn có thể thấy phim Hàn Quốc, nhạc Hàn Quốc hay bài báo về diễn viên Hàn Quốc xuất hiện nhan nhản trên khắp các báo mạng, cổ vũ cho 1 thứ văn hóa ăn chơi, thứ văn hóa làm giàu bằng thủ đoạn, cho thứ văn hóa ích kỷ cá nhân. Chúng ta cứ trách cứ giới trẻ hàng ngày tại sao lại cuồng K-Pop mà bỏ quên chữ hiếu với cha mẹ, bỏ quên trách nhiệm với xã hội, với đất nước, đó chính là ở lỗi của chúng ta khi chúng ta hàng ngày tiêm nhiễm vào giới trẻ những bộ phim hay ca nhạc Hàn Quốc như vậy. Theo ý kiến ngu xuẩn của tôi thà chiếu phim lịch sử Trung Quốc còn hơn là phim Hàn Quốc vì nó còn dạy con người ta Trung, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín và Hiếu Thân Tôn Sư. Đừng trách giới trẻ cuồng K-POP khi chính chúng ta đang đầu độc chúng hàng ngày bằng thứ thuốc phiện đó. Bên cạnh đó truyền thông Việt Nam cũng đang làm mất đi văn hóa truyền thống, làm con người ta sống mất gốc, quên đi lịch sử dân tộc thông qua chính chương trình Giai Điệu Tự Hào. Việc họ mời những nhà phê bình, nhà phân tích nghệ thuật mà chẳng có tý am hiểu về lịch sử đã làm hỏng ý nghĩa nhân văn của chính những bài hát truyền thống cách mạng một thời, những nhà phê bình này chỉ biết nêu cái quan điểm cái tôi và phê phán, đả kích những tư tưởng đoàn kết, tư tưởng sống vì mọi người, tư tưởng xây dựng xã hội trong các bài hát đó. Có thể nói những con người không am hiểu về tư tưởng, văn hóa, đạo đức xã hội thì những sự phê bình của họ thật là lố bịch, nhưng truyền thông lại đưa lên như những nhà phê bình trí thức mà ko hiểu đó là đầu độc giới trẻ bởi những lối sống ích kỷ.
Thứ tư: sư tiêm nhiễm văn hóa tự do kiểu Mỹ lớn đến mức có những vị trí thức đòi hợp pháp hóa nghề mại dâm, đòi cho phép gái mại dâm làm việc công khai và ai trái ý kiến với họ thì họ cho rằng đó là đạo đức giả. Họ có hiểu rằng đó là việc suy đổi đạo đức hay không, họ có biết rằng gần 80% gái mại dâm không muốn làm cái nghề đốn mạt đó không, ai cũng vậy, có mưu cầu hạnh phúc, cũng muốn được xã hội tôn trọng chứ mấy ai muốn làm cái nghề mạt hạng vậy. Karl Marx trong Tư Bản Luận đã từng miêu tả sự khốn khổ của gái mại dâm, khi mà họ chính mình không có việc làm, phải đi làm công việc mạt hạng đó, bị khinh rẻ, ông chỉ ra một nguyên nhân sâu sắc chính là quá trình bần cùng hóa giai cấp vô sản khiến cho nghề mại dâm càng ngày phổ biến, sự không được sở hữu tư liệu sản xuất khiến từ những xã hội có giai cấp đã đẻ ra cái nghề mại dâm đó. Vì vậy ta phải giúp họ, phải giúp họ có việc làm, trao cho họ tư liệu sản xuất, phải giáo dục lại họ để họ có thể làm người lại một lần nữa chứ không phải là làm cặn bã của xã hội, còn nếu vị trí thức nào muốn hợp pháp hóa nghề mại dâm, tôi đồng ý với điều kiện để cho mẹ họ, vợ họ, chị gái họ, em gái họ, con gái của họ đi làm nghề mại dâm đó trước tiên đi, làm gương cho xã hội trước tiên đi.
3.    Về phương diện tôn giáo tín ngưỡng:
Tôn giáo và tín ngưỡng là quyền tự do con người, là cách giáo dục để hướng con người làm thiện, sống thiện, xây dựng xã hội tốt đẹp, nhưng trong chủ nghĩa tư bản thì sao, vào thời đại văn minh khoa học kỹ thuật nhưng lại tồn tại khắp nơi nạn mê tín dị đoan và nạn buôn thần bán thánh. Karl Marx không bao giờ phản đối tôn giáo hay thế giới tâm linh, ông chỉ phủ nhận việc phó thác số phận cho một vị thần thánh nào đó hoặc coi thế giới này là do thần thánh tạo nên. Từ ngay thời Marx còn trẻ, ông đã quan sát rất nhiều thế giới tâm linh và ông cho rằng thế giới này là đồng thể, thống nhất ở tính vật chất nhưng nó gồm nhiều thế giới đan xen lại với nhau. Ông chỉ gạt bỏ đi cái phương diện duy tâm khách quan của thế giới tâm linh mà thôi, Marx cũng ủng hộ tôn giáo nếu nó là thứ tôn giáo hương thiện nhưng ông lại phủ nhận các hình thức tôn giáo để mê hoặc con người, để hương con người tới mê tín dị đoạn, theo ông đó chỉ là hình thức tôn giáo. Nhưng hiện nay thì sao, chúng ta tin vào thế giới tâm linh thì tin luôn cả vào những kẻ buôn thần bán thánh, khắp nơi không ít những kẻ tự xưng là thần thánh, họ mê hoặc con người, chỉ đạo mọi người để phục vụ cho mục đích cá nhân của họ, cho danh lợi của họ. Thứ tôn giáo này cũng chính là thuốc phiện của nhân dân, là thứ ru ngủ nhân dân làm họ quên đi thật sự họ là ai và họ cần làm gì. Vì vậy khi học thuyết của Marx xuất hiện ở phương Tây, phá vỡ cả trường phái duy tâm và duy vật cổ điển thì Engels đã ví như lần đầu tiên trong lịch sử con người, con người tìm lại chính mình là họ là ai, họ cần làm gì. Marx không tuyên chiến với tôn giáo mà ông tuyên chiến với thứ thuốc phiện của nhân dân ở trên, tôi cảm thấy đáng buồn khi hiện nay nhiều người lợi dụng thế giới tâm linh để mê hoặc mọi người, dãn họ vào con đường sai trái để phục vụ lợi ích cho chính những người đó. Tuy nhiên có lẽ chỉ có một vị thần duy nhất đang chi phối những mối quan hệ tôn giáo đó chính là vị thần Danh Lợi, họ vì danh lợi mà đem thế giới tâm linh ra đe dọa mọi người như nào là bùa chú, nào là áp vong, nào là thế hiện năng lực đặc biệt. Ẩn chưa đằng sau đó là gì, vẫn là Danh Lợi chi phối, nó mạnh đến mức mà Karl Marx đã từng nói, nếu di tích của các thánh chuyển hóa thành tiền được thì nó cũng được đem đi bán nốt. Nạn buôn thần bán thánh, xuất hiện nhan nhản ở các chùa chiền miếu mạo và đừng đằng sau nó vẫn là Tiền, là Danh Lợi. Trở lại cách đây hơn 100 năm, bài học lịch sử cho ta thấy Trung Quốc thời Mãn Thanh bị diệt vong, bị các nước khác xâm lược và đô hộ, vì sao, đó là vì Từ Hy Thái Hậu, Từ Hy Thái Hậu là ai, là người ko tín giáo dục đạo đức, không tin nhân dân, bà ta chỉ tin vào thần thánh, tin vào những điều mê tín vậy nên bà ta làm Trung Quốc mất nước. Hiện giờ cũng đang thế, ở Việt Nam, Phật giáo đang bị thương mại hóa, mất đi cái giáo dục nguyên bản của nó, Nho giáo thì suy đồi thay vào đó là sự xuất hiện của hàng chục đạo lạ với những Thánh Cô, Thánh Mẫu, Giáo Chủ với các năng lực đặc biệt hoặc có hoặc không thu hút hàng ngàn tín đồ, cung phụng, cũng dường cho họ, gây bất ổn xã hội. Vậy thì đã đến lúc chúng ta cần làm gì, cần phải khôi phục giáo dục truyền thống, khôi phục giáo dục đạo đức xã hội của Nho giáo, của Phật giáo, kết hợp với khoa học kỹ thuật để con người ta nhận thức rõ đâu là thế giới tâm linh, đâu là mê tín, để họ biết nghe lời phải, tránh điều trái không trở thành những kẻ cuồng tín hay phá hoại xã hội nữa. Đó chính là cái Marx muốn xây dựng ở xã hội chủ nghĩa, một thế giới mà con người sống đạo đức với nhau với sự lao động hăng say và không còn người bóc lột người nữa.
4.    Về phương diện kinh tế chính trị:
Tiếp theo là về phương diện kinh tế, có lẽ đây là phương diện mà chúng ta có thể lấy làm tự hào về với thành quản 30 năm đổi mới. Tuy nhiên 30 năm Đổi Mới kinh tế đã thay đổi rất nhiều, nhưng cũng có những không ít rủi ro từ đây, 30 năm ta đi theo đường lối kinh tế thị trường của Tư Bản Chủ Nghĩa thì đã có khá nhiều thành quả nhưng không ít những hiểm nguy. Bạn thử thấy xem dù 30 năm đã qua, nhưng Việt Nam vẫn không thể có nổi một nền công nghiệp đích thực, sản xuất vẫn chủ yếu nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài. Đời sống của người dân có khá lên nhưng tình trạng thất nghiệp, mất tư liệu sản xuất của nông dân lại đang diễn ra thường xuyên hơn, đó chính là biểu hiện của sự bần cùng hóa tư bản chủ nghĩa mà Karl Marx đã nói. Nói về bóc lột, bây giờ rất nhiều nhà kinh tế đã bảo làm gì còn bóc lột, nhưng bạn thử nghĩ xem công nhân nhà máy Samsung ở Bắc Ninh, ngày làm việc 12-14 tiếng, thời gian nghỉ cả 1 ngày là 15p buổi, sáng, 15p buổi chiều 1 tiếng buổi trưa, cuối tháng lương cũng chỉ tầm 3 triệu, vậy có thể bảo đó là không bóc lột chăng. Tôi thấy nhiều người Việt Nam cứ phê phán công nhân ăn Việt Nam ăn cắp, tôi không phủ nhận ăn cắp là xấu, cần phải phê phán nhưng nói đi cũng phải nói lại với mức độ bóc lột như vậy, họ nuôi thân còn chẳng đủ sống thì làm gì không xảy ra việc công nhân ăn cắp. Chính trong tập I bộ Tư Bản Karl Marx đã chỉ ra rằng, điều kiện vật chất thiếu thốn, cường độ lao động căng thẳng đã khiến cho việc đấu tranh tự phát giữa công nhân và chủ tư bản xuất phát trước tiên là ở ăn cắp, sau đó là bãi công rồi đình công, cái ông phân tích hoàn toàn không sai.
Một nước 30 năm là công nghiệp nhưng chưa thể có được công nghiệp hóa, điện khí hóa đúng nghĩa vì sao, một phần ta tiếp thu tư tưởng kinh tế tư bản, ta muốn xây dựng một nền kinh tế đi nhanh, nên ta chỉ chú trọng vào phát triển công nghiệp nhẹ và dịch vụ, không có công nghiệp nặng, công nghiệp khai khoáng sản xuất máy móc không được chú ý. Vậy hệ quả là gì, đó là khoáng sản thì phải bán ra nước ngoài với giá rẻ, nhập khẩu linh kiện thì đắt mà lại phải lắp ráp, tại Việt Nam, giá trị thặng dư không cao hưởng lợi từ Việt Nam thì ít. Các chuyên gia IMF hay WB đến đây luôn tư vấn Việt Nam học theo những mô hình phát triển của Phillippine, của Thái Lan hay Indonesia là những mô hình kinh tế mà đang ở bẫy thu nhập trung bình, những quốc gia nghe theo tư vấn của họ, nhưng chính những người như John Perkin (1 sát thủ kinh tế) hay Joseph Stiglitz một nhà nghiên cứu kinh tế, chuyên gia kinh tế có lương tâm lại khuyên Việt Nam không nên đi theo mô hình đó. Tại sao WB hay IMF không khuyên Việt Nam đi theo con đường phát triển giống Nhật Bản, Trung Quốc vì họ lo sợ kinh tế Việt Nam sẽ lớn mạnh, sẽ ảnh hưởng đến chính các nền kinh tế Tây Âu và Mỹ như kinh tế Trung Quốc bây giờ, chính vì vậy họ không khuyên chúng ta. Ngay trong bộ phim khủng hoảng kinh tế Inside Job các nhà báo có lương tâm đã chỉ ra những nhà kinh tế như Minskhin hay các nhà kinh tế nổi tiếng khác đã và đang nhận tiền của các ngân hàng Mỹ, các giới tài phiệt châu Âu để tư vấn mô hình phát triển sai cho các nước đang phát triển. Vì vậy các chuyên gia Mỹ khi vào đây, họ tư vấn Việt Nam phát triển theo hướng tư bản tài chính, tự do hóa tài chính để cho các ngân hàng nước ngoài có thể đầu tư, có thể tấn công nền tài chính non trẻ Việt Nam và gây ra khủng hoảng để họ hưởng lợi. Đó chính là các thủ đoạn của tư bản tài chính mà Karl Marx cũng đã miêu tả rất kỹ trong tập 3 cuốn Tư Bản Luận, nhưng vì chúng ta đã bỏ kinh tế Marx nên chúng ta không nhận ra điều đó. Nếu cứ theo đà phát triển này, thì tương lai kinh tế Việt Nam cũng sẽ phải chịu những cú sốc như khủng hoảng kinh tế 1997 ở châu Á, 1986 ở Mexico hay 2000 ở Achentina và gần đây nhất là khủng hoảng nợ công châu Âu. Đấy là tương lai mà Marx cũng đã vẽ ra cho những nền kinh tế thuộc địa, dù là thuộc địa kiểu cũ, hay kiểu mới hay là mới nổi như hiện nay. Trung Quốc đã biết điều này nên họ không đi theo những mô hình đó, họ tự xây dựng mô hình của chính họ, mô hình kinh tế thị trường, chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung Quốc.

Trên đây chỉ là những vài dòng những suy nghĩ của tôi và tôi thấy hơn lúc nào hết Việt Nam đang phải đối mặt với quá nhiều nguy cơ, chúng ta có vàng trong tay mà không biết dùng vàng, có chủ nghĩa Marx Lenin mà không biết tận dụng, chính những lúc này là cần thiết để có thể học Marx, để áp dụng Marx cũng như là để dân tộc chuyển mình, để thay đổi vận mệnh của chính mình. Học Marx chính là để cải tạo thế giới theo đúng như quy luật của nó, để đời sống con người được tốt hơn ở chính đây. Đừng xa rời Marx mà lúc này cần nó hơn bao giờ hết, tôi viết bài này hy vọng có thể đánh thức lại chủ nghĩa Marx đã ngủ quên tại Việt Nam cũng như có thể thông qua bài này tìm đến những người nghiên cứu chủ nghĩa Marx đồng chí hướng với tôi. Đã có những đêm nằm cảm thấy đau khổ, rớt nước mắt vì những nguy cơ dân tộc đang phải đối diện, đã cảm thấy bất lực vì mình không đóng góp được gì cho đất nước, tôi vẫn làm, vẫn nuôi hy vọng ngày nào đó có thể dùng chính những học thuyết Marx giúp đỡ đất nước tôi, đất nước của những con người cùng khổ, đất nước của nhân dân lao động và giai cấp vô sản. Học Marx là để thay đổi vận mệnh của chính mình và quốc gia mình, tôi không thích tham gia vào những nhóm ghét phản động hay nói xấu chế độ cụ vì tôi thấy việc này cần thiết hơn rất nhiều và quan trọng hơn rất nhiều là việc tranh cãi trên mạng. Hy vọng lại có thể tìm thấy những người nghiên cứu Marx đồng chí hướng và hy vọng Đảng và Nhà nước tạo thêm nhiều điều kiện cho những người nghiên cứu chủ nghĩa Marx như tôi hoặc bao nười khác có thể cùng nhau nghiên cứu, xây dựng đất nước.

Kỷ niệm 196 năm ngày sinh của Karl Marx, lãnh tụ vĩ đại của giai cấp vô sản và nhân dân lao động toàn thế giới.

Hà Nội, ngày 5 tháng 5 năm 2014

                                                                                                    TTCS

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét